Tag
Tự hào là công dân Thủ đô:

Bài 3: Đổi thay tích cực biểu tượng văn hóa của cả nước

Văn hóa 28/07/2019 08:00
aa
TTTĐ - Những thay đổi của Hà Nội gần đây đi vào thực chất, phù hợp với nhu cầu, điều kiện sống của cư dân và hợp với xu hướng phát triển của các đô thị lớn trên thế giới. Sống trong lòng thành phố hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn cảm nhận rõ sự mát lành của dòng chảy văn hóa và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại.

Tự hào là công dân Thủ đô - Bài 3: Đổi thay tích cực biểu tượng văn hóa của cả nước

Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Tự hào là công dân Thủ đô - Bài 1: Vị thế Hà Nội

Tự hào là công dân Thủ đô - Bài 2: Tinh hoa Tràng An - tiềm năng du lịch to lớn

Chuyển biến từ hai Bộ quy tắc ứng xử

Dù vẫn còn một vài hiện tượng chưa thực sự chuẩn mực nhưng những người ở xa về hoặc lâu lâu ghé đến Hà Nội đều có những nhận xét giống nhau. Bên cạnh những tòa nhà hiện đại, các khu đô thị mới, đường xá rộng rãi hơn thì hai điều biến chuyển vượt bậc dễ nhận thấy ở Thủ đô những năm gần đây đó là cây xanh và văn minh.

Nếu như những loài cây đa dạng và phong phú ngày càng được trồng nhiều, phủ xanh, nở hoa tô điểm cho phố phường, khiến Thủ đô ngày càng trong lành thì nét đẹp văn hóa ứng xử lại càng khiến vẻ đẹp tâm hồn người Hà Nội đằm thắm, phát triển theo hướng lâu bền và rộng khắp. Kể từ khi hai Bộ quy tắc ứng xử được ban hành, người Hà Nội lập tức thấy đó là yếu tố sống còn của mình trong thời hiện đại nên đã tích cực làm theo.

Đa phần họ đều nhận thức được đây là “kim chỉ nam” cho lối sống, hướng đi, sự phát triển của văn hóa Hà Nội thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường hợp chưa chuẩn mực khiến các nhà văn hóa, người có tâm huyết với Hà Nội cảm thấy phiền lòng.

Chính quyền và nhân dân đều hiểu đó chỉ là lối sống, lối cư xử theo bề nổi của một bộ phận người Hà Nội chứ không phải là tất cả. Dù vậy, đó cũng là hồi chuông gióng lên sự cảnh tỉnh, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì sẽ mất lòng tin và tạo nên hệ lụy xấu cho nhiều người. Như tế bào ung thư, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì có nguy cơ di căn, ảnh hưởng đến cả cơ thể.

Hơn hai năm trôi qua, thời gian chưa phải là dài nhưng những thành tựu bước đầu đạt được cho thấy sự quyết liệt của chính quyền; sự cầu thị, mong muốn giữ gìn và hướng tới những điều tốt đẹp của người Hà Nội là rất cao.

Cùng với việc tuyên truyền phổ biến rộng khắp, giám sát thực hiện nghiêm ngặt, các hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, xả rác, nói tục chửi bậy nơi công cộng đã giảm đi đáng kể. Trong thư viện, công viên, nhà ga, bến xe, trên xe buýt, thái độ người phục vụ lẫn người sử dụng dịch vụ đã văn minh hơn rất nhiều.

Khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, người mua bán đã trung thực, giao tiếp đúng mực hơn. Đặc biệt tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan, lợi dụng lòng thành của khách để trục lợi bất chính hay những ứng xử thiếu văn hóa đã được chỉnh đốn khác xưa.

Lối sống, thái độ tác phong của công chức, viên chức cũng đã được cải thiện đáng kể. Sự kề cà, ăn bớt thời gian, sử dụng phương tiện máy móc của công vào việc tư đã được giám sát thực hiện triệt để, khiến cho công việc hiệu quả hơn, nhân dân hài lòng hơn. Hình ảnh người công chức, viên chức mẫu mực của Thủ đô đã trở nên đẹp hơn trong mắt quần chúng nhân dân.

Lấy lại niềm tin truyền thống thanh lịch

Việc “đối nội” tức là từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ giao tiếp của người Hà Nội với nhau với người dân đã khác, việc “đối ngoại” của chúng ta cũng ghi nhận những thay đổi đáng kể.

Người Hà Nội đã nâng cao những giá trị văn hóa của mình sau hơn hai năm thực hiện hai Bộ quy tắc ứng xử
Người Hà Nội đã nâng cao những giá trị văn hóa của mình sau hơn hai năm thực hiện hai Bộ quy tắc ứng xử

Trong suốt thời gian vừa qua không có những sự vụ nổi cộm khiến dư luận nhức nhối. Nếu như cách đây vài năm còn có chuyện chặt chém khách nước ngoài, trả lại tiền thừa bằng “âm tệ” (tức tiền âm phủ) hay taxi chạy lòng vòng ăn gian tiền, ép khách mua hàng với giá trên trời hoặc cướp giật… thì nay những hiện tượng đó đã giảm gần như triệt để.

Điều đó khiến khách nước ngoài đến Hà Nội dù đi theo tour hay du lịch tự túc đều yên tâm, ung dung khám phá văn hóa, phố phường của chúng ta mà không gặp trở ngại nào. Hàng ngày, ở bất cứ đâu trên đường phố Thủ đô, chúng ta đều có thể bắt gặp những “người bạn phương xa” đi bộ, dạo chơi, ngắm cảnh, chụp ảnh. Đôi khi họ còn ngồi uống trà đá, thưởng thức ẩm thực đường phố hay hòa vào nhịp sống của người dân bản địa.

Không còn là “trò chơi mạo hiểm” khi băng qua đường như có vị khách đánh giá cách đây mấy năm, văn hóa giao thông cải thiện giúp cho người nước ngoài cũng thích thú với phương tiện di chuyển phổ biến là xe máy. Hình ảnh người da trắng tóc vàng mắt xanh lướt xe máy vi vu và làm quen ngay với luật lệ giao thông Việt Nam không phải là hiếm.

Sự bình yên, an toàn cùng với sự chú ý của thế giới hướng về Hà Nội nhiều hơn khiến cho khách luôn thấy tò mò, hấp dẫn, muốn khám phá thành phố này. Như vậy, rõ ràng, không phải tốn quá nhiều công sức, chỉ cần chú ý khơi dậy những giá trị văn hóa tiềm ẩn trong lòng, người Hà Nội đã giúp cho Thủ đô lấy lại được niềm tin yêu của bạn bè trong nước và quốc tế.

Cái lợi không chỉ với mỗi chúng ta, con cái sẽ được lớn lên trong môi trường văn hóa gia đình, hòa đồng thân thiện với khu dân cư, ra ngoài được thấm đẫm lối sống, lối ứng xử văn minh thanh lịch của cả thành phố. Cái lợi của chúng ta là bằng sự năng động, biết thay đổi, thích nghi của mình để làm cuộc sống tốt đẹp hơn, tạo lòng tin và mối liên kết bền chặt với các thành phố khác trên thế giới.

Sự vào cuộc rộng khắp

Dịp này, những người làm báo trên lĩnh vực văn hóa của Hà Nội và cả nước lại rộn ràng niềm vui. Đây là năm thứ hai, Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được phát động.

Dù ý thức viết về văn hóa Hà Nội là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên nhưng đây cũng là động lực để mỗi nhà báo nuôi dưỡng đề tài, xây dựng tuyến bài mang đi dự giải. Đây cũng chính là một việc làm hết sức tích cực thúc đẩy thêm việc ghi nhận, phản ánh, cùng giám sát để cả thành phố vào cuộc, quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu này.

Các nhà báo tích cực tham gia tuyên truyền, phản ánh những điều được và chưa được khiến dư luận lên án mạnh mẽ. Từ đó tạo ra hiệu ứng và thông tin để chính quyền vào cuộc. Điều này giúp nhân dân, công chức, viên chức điều chỉnh hành vi, lối sống, cách ứng xử của mình.

Như vậy, sự đồng lòng, nhất trí của chính quyền, nhân dân đã mang đến hiệu quả bước đầu để tạo đà cho việc triệt tiêu dần những hiện tượng lệch chuẩn, mang lại một môi trường văn hóa thực sự thấm đẫm giá trị truyền thống nhưng cũng hài hòa với xu hướng hiện đại.

Nhà báo Hồ Quang Lợi từng phát biểu, Hà Nội không nhất thiết phải đi đầu về kinh tế nhưng chắc chắn phải đi đầu về văn hóa, là biểu tượng văn hóa của cả nước. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành thắng lợi mục tiêu đó và giữ vững trong những năm tới, làm tài sản vô giá cho con cháu sau này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Hà Nội và những nghị quyết đột phá Văn hóa

Hà Nội và những nghị quyết đột phá

Để tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) và Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp văn hóa (thực hiện theo khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Thời trang - Làm đẹp

Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp

TTTĐ - Ngày 10/4, sự kiện công bố chuỗi hoạt động "The Face Beauty Vietnam 2025" với chủ đề “The Queen: Behind the Mask” đã diễn ra thành công tại khách sạn Holiday Inn & Suites Saigon Airport (Thành phố Hồ Chí Minh). Chương trình không chỉ quy tụ các chuyên gia, thương hiệu lớn mà còn mở ra một không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Việt Nam.
Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất Nghệ thuật

Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Công nghệ hiện đại, âm thanh vòm Soundscape, ánh sáng Laser, 3D mapping cùng những màn nghệ thuật ấn tượng sẽ tái hiện những trận đánh lịch sử, những đoàn quân oai hùng hành quân qua sông, đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc Lập, đến khung cảnh hân hoan ngày non sông thống nhất. Với khoảng 800 nghệ sĩ tham gia, chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Xem thêm