Tag
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - Trách nhiệm trên vai những người trẻ

Bài 3: Chung sức gìn giữ để Tiếng Việt giàu, đẹp, trong sáng hơn

Giáo dục 09/03/2025 07:00
aa
TTTĐ - Tiếng lóng (slang) là “những từ ngữ, cách nói trong một tầng lớp hay một nhóm người nào đó sử dụng với nhau”. Từ vay mượn (loan word) là “những từ tiếp nhận từ ngôn ngữ khác đưa vào bản ngữ, làm tăng số lượng từ”. Xu hướng này đang rộ lên trong bối cảnh hòa nhập, hội nhập và lan truyền nhiều trong giới trẻ. Những hiện tượng này cần được nhìn nhận như thế nào từ góc độ Ngôn ngữ học Xã hội? Sau đây là ý kiến trao đổi của PV báo Tuổi trẻ Thủ đô với PGS.TS Phạm Văn Tình, Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học kiêm Giám đốc Trung tâm Việt Nam học.
Bài 1: Tiếng Việt - hồn cốt của dân tộc Bài 2: Lạm dụng Teencode, Tây ta lẫn lộn, có phải là sáng tạo?

- PV: Thưa PGS.TS Phạm Văn Tình, có một thực trạng là, gần đây, giới trẻ Việt Nam có trào lưu sử dụng tiếng lóng, ngôn từ tự chế, vay mượn, ngôn ngữ mạng xã hội nhiều. Là một người nghiên cứu trong lĩnh vực này, ông có nhận xét như thế nào về thực trạng này?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Tiếng lóng là một lớp từ ngữ được một nhóm người nào đó tạo ra mà chỉ các thành viên trong nhóm đó sử dụng với nhau. Mục đích trước hết là “giữ bí mật” nội bộ. Vì vậy, tiếng lóng xuất hiện từ nhu cầu thực tiễn. Người ta hay nghĩ về tiếng lóng như một hiện tượng ngôn ngữ tiêu cực. Cũng bởi tiếng lóng hay được các nhóm xã hội đen, những người làm ăn bất chính dùng với nhau (để đối phó với nhà chức trách). Thực tế, tiếng lóng còn được các cơ quan an ninh (các chiến sĩ cách mạng hay công an, chẳng hạn) dùng trong các hoạt động nghiệp vụ, nhằm giữ bí mật và đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay, tiếng lóng được giới trẻ sử dụng như một mốt thời thượng, cũng có thể để qua mặt bố mẹ, thầy cô giáo, hoặc dùng để trò chuyện riêng trong nhóm với nhau cho vui. Tiếng lóng của giới trẻ bây giờ biến đổi thiên hình vạn trạng và đặc biệt lợi hại khi được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại.

- PV: Vậy theo ông, nguyên nhân của thực trạng này bắt nguồn từ đâu?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Có nhiều nguyên nhân. Trước hết, giới trẻ bây giờ tự do, thoải mái hơn trong việc thể hiện mình mà ngôn ngữ là một mặt biểu hiện rõ nhất.

Thứ hai, do nhu cầu giao lưu, trao đổi, giải trí (giảm stress)… của giới trẻ rộng mở, đa dạng hóa.

Thứ ba, giới trẻ hiện tại có những điều kiện vật chất, công nghệ đa dạng. Họ càng ngày càng trở nên tự tin, muốn thể hiện “cái tôi” của mình. “Phá cách” trong ngôn ngữ là một minh chứng cho điều đó.

- PV: Việc các bạn trẻ lạm dụng tiếng lóng, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ tự chế thường xuyên như vậy sẽ để lại hệ lụy như thế nào trong việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng giúp giới trẻ mở rộng “không gian giao tiếp” của mình. Tiếng lóng thưc chất là “ngôn ngữ kí sinh” sống trong lòng ngôn ngữ toàn dân. Nó nhanh chóng xuất hiện và nhanh chóng mất đi. Vì nó sản sinh nhanh và nhiều nên sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ toàn dân được coi là chuẩn mực. Nếu chỉ dùng đôi lần, có tính chất pha trò cho vui thì còn được. Dùng như một thói quen thời thượng, cho oai, cho thể hiện cái tôi khác người thì chính sự quá đà này ảnh hưởng tới sự trong sáng của ngôn ngữ chung, làm mất đi vẻ đẹp của Tiếng Việt đang có.

Bài 3. Chung sức gìn giữ để Tiếng Việt giàu, đẹp, trong sáng hơn
PGS.TS Phạm Văn Tình, Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học kiêm Giám đốc Trung tâm Việt Nam học

- PV: Hiện nay, từ“xít rịt” đang là xu hướng (bắt nguồn từ trò chơi bóc túi mù của giới trẻ - nói lái từ “secret” trong tiếng Anh) - có được gọi là “từ vay mượn” không, thưa ông? Tôi thấy các bạn trẻ đang dùng những từ ngữ kiểu đó rất phổ biến để giao tiếp với nhau...

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Vay mượn từ là chuyện bình thường với mọi ngôn ngữ, Tiếng Việt không ngoại lệ. Trước đây ta vay mượn nhiều từ tiếng Hán, rồi tiếng Pháp, gần đây là tiếng Anh. Bây giờ, giới trẻ dùng cách nói lệch âm tiếng Anh, chẳng hạn secret (bí mật) thành “xit rịt”, romantic (lãng mạn) thành “rồ-măng-tít”, professor (giáo sư) thành “bò-ra-vét-xoong”…; hoặc sáng tạo ra cách viết “nửa Tây nửa ta”: no four go (vô tư đi) (no = vô, four = 4 = tư, go = đi); like is afternoon (thích thì chiều) (like = thích, is = thì, afternoon = chiều, buổi chiều)… Dù chỉ là để vui vẻ, tếu táo nhưng vô hình trung đã phá vỡ những nguyên tắc của chuẩn mực ngôn ngữ và nếu không khéo thì thành “lợi bất cập hại”.

- PV: Ở góc độ nhà khoa học, nghiên cứu, ông thấy ở các quốc gia khác hiện nay có tình trạng lệch chuẩn trong ngôn ngữ của giới trẻ không? Cha mẹ, thầy cô, sách giáo khoa có vai trò ra sao trong việc định hướng chuẩn mực, sự đúng đắn cho các bạn trẻ trước trào lưu đáng báo động như vậy?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Biến đổi ngôn từ như một trò chơi, một thú vui đang là xu hướng của giới trẻ nói chung trên thế giới (Mỹ, Hàn Quốc, Mã Lai, Philipinnes…) chứ không riêng gì Việt Nam. Nói năng là quyền của mỗi cá nhân. Nhưng nói cho chuẩn mực, đúng nghi thức giao tiếp là yêu cầu quan trọng đối với mỗi công dân có trách nhiệm. Các bạn trẻ cần phân biệt nơi nào cần nói năng nghiêm túc, nơi nào vui đùa để thể hiện có chừng mực.

Nhiều ngôn ngữ khác (gần ta là các nước ASEAN) cũng bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ ngoại lai. Ngôn ngữ mạng, từ lóng cứ như “sóng thần” lan tỏa nhanh và mạnh. Điều này khó tránh. Vấn đề là thái độ tiếp nhận như thế nào. Một vị giáo sư ở Philippines nói rằng: “Học sinh của tôi nói năng với nhau bằng jejemon (ngôn ngữ mạng) thì đó là việc của họ. Nhưng nếu họ mang ngôn ngữ đó vào bài thi thì tôi sẽ đánh trượt”. Ta chỉ hạn chế cách dùng quá đà ngôn ngữ chat, tiếng lóng, từ ngoại lai trong các phong cách ngôn ngữ đòi hỏi sự nghiêm cẩn, chuẩn mực…Trong việc này, gia đình - nhà trường - xã hội là “liên danh tay ba” giúp giới trẻ đưa Tiếng Việt về đúng “quỹ đạo” cần có.

- PV: Chúng ta đã trải qua thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc nhưng ngôn ngữ Tiếng Việt vẫn không hề bị đồng hóa, mà ngược lại, có sự tiếp biến, ngày càng phát triển phong phú hơn. Theo ông, ở thời kỳ hội nhập, làm thế nào để Tiếng Việt được giữ gìn và lan tỏa được nét đẹp vốn có mà không bị những yếu tố ngoại lai làm “vẩn đục”?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Tiếng Việt của chúng ta đã trải qua mấy ngàn năm nay hình thành và phát triển. Trong lịch sử, Việt Nam từng đã bị Bắc thuộc gần 1.000 năm, rồi Pháp thuộc 80 năm nữa. Nhưng Tiếng Việt vẫn giữ được hồn cốt bao đời không thay đổi. Hồn cốt đó là từ ngữ, lời ăn tiếng nói, nghi thức giao tiếp rất riêng, rất Việt Nam.

Trong thời đại mới, xu hướng hội nhập và hòa nhập là tất yếu. Tiếng Việt đã và đang tiếp nhận một số từ ngữ không nhỏ (nhất là tiếng Anh), nhưng không vì thế mà ảnh hưởng tới thần thái và bản sắc Tiếng Việt vốn có. Hơn nữa, sự tiếp nhận đúng mực, hợp lí sẽ giúp cho Tiếng Việt ta “giàu” hơn, đẹp hơn. Nhiều ngôn ngữ các nước khác cũng thế. Vậy sao ta lại không tận dụng điều nên tận dụng này?

- PV: Chúng ta có cần nhiều hơn những nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ để từ đó định hướng và kịp thời điều chỉnh sự "lệch chuẩn" cho các bạn trẻ không, thưa ông?

- PGS.TS Phạm Văn Tình: Đã có và có nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong những năm qua, ngoài kênh báo chí, các nhà ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngữ văn - văn hóa đều quan tâm với nhiều hội thảo, nhiều bài viết, nhiếu luận văn, luận án tập trung về chủ đề này. Nhưng theo tôi, tinh thần là “lắng nghe giới trẻ” để tìm ra bản chất vấn đề, tìm ra “hạt nhân chân lí” để có chính sách định hướng và giáo dục ngôn ngữ đúng đắn.

Tôi tin ở đa số giới trẻ. Tôi cũng tin là cộng đồng ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ giúp cho giới trẻ nhận ra chân giá trị ngôn từ, để chung sức, chung lòng giúp cho Tiếng Việt trở nên phong phú, giàu đẹp và trong sáng hơn.

- PV: Vâng! Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!

Đọc thêm

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
Xem thêm