Tag
Bình Dương: Thủ phủ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

Nông thôn mới 18/11/2024 07:00
aa
TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã ...

Những tỷ phú chân đất

Vượt qua không ít khó khăn, thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn và nâng cao giá trị gia tăng, đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng lợi thế.

Kết quả ấy có thể nhìn nhận được từ sự đổi thay sắc xanh từ vùng đất nghèo trước đây, nay đã hình thành không ít các trang trại, vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế, chất lượng cao như dưa lưới, ổi… được ứng dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao, hữu cơ. Từ đó, những tỷ phú, triệu phú trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng xuất hiện ngày càng nhiều.

Đơn cử như chàng trai Nguyễn Hoàng Trọng Hiếu (sinh năm 1999, ngụ tại ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo), đã vực dậy một hợp tác xã hơn 20ha và đưa nông sản, trong đó có quả ổi xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm thị trường khó tính như Trung Đông.

Trọng Hiếu, thanh niên nông dân Bình Dương trồng ổi xuất khẩu
Anh Trọng Hiếu, tỷ phú nông dân trồng ổi xuất khẩu

Anh Hiếu chia sẻ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, vì thích nông sản nên cuối năm 2021, anh quyết định về quê trồng ổi. Anh tìm đến nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh để trao đổi kinh nghiệm kinh doanh nông sản, đồng thời sang Thái Lan học hỏi mô hình trồng nông sản hữu cơ, nông nghiệp cộng sinh.

Từ đây, những dấu hiệu tích cực đã mở ra với chàng trai này. Hiện tại, tổng diện tích HTX ổi Thanh Kiên mà anh Hiếu quản lý khoảng 20ha, bao gồm: Ổi lê Đài Loan, ổi ruột đỏ trân châu, ổi nữ hoàng với bình quân thu hoạch từ 3 - 8 tấn/ha/vụ.

Ngoài bán nội địa, anh Hiếu còn xuất khẩu ổi sang nhiều nước khác như: Nhật Bản, Dubai, Oman, Ấn Độ, Singapore… với khoảng 50 - 60 tấn/năm, doanh thu đạt hơn 1,8 tỷ đồng/năm.

Bài 2: Những tỷ phú chân đất
Mô hình trồng dưa lưới của gia đình chị Dương Thị Diễm Thúy thuộc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long

Hay như ở xã An Bình, "cái nôi" của dưa lưới Bình Dương, đã chứng kiến sự thành công của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (HTX Kim Long). Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất dưa lưới công nghệ cao, HTX đã đạt được những thành tựu đáng kể về quy mô, doanh thu và chất lượng sản phẩm, góp phần đưa nông nghiệp địa phương lên một tầm cao mới, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Được HTX tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chị Dương Thị Diễm Thúy (ở ấp Cà Na, xã An Bình) tham gia trồng dưa lưới với diện tích hơn 2.000m² vào năm 2022. Liên kết sản xuất 2 năm qua, HTX giúp gia đình chị có nguồn thu ổn định.

Bài 2: Những tỷ phú chân đất
Sản phẩm dưa lưới của HTX Kim Long ngoài bán nội địa còn xuất khẩu đi nhiều nước

Theo chị Thúy, từ năm 2017, gia đình còn e ngại nên phải tìm hiểu rất kỹ hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng dưa lưới rồi mới quyết định tham gia vào HTX Kim Long. Sau mùa vụ đầu tiên, chị bất ngờ vì thu nhập từ dưa lưới cao hơn hẳn các cây trồng khác. Theo đó, mỗi năm gia đình chị đạt doanh thu từ 400 triệu đồng.

Nông thôn chuyển mình

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Giáo cho biết, nhờ ứng dụng công nghệ cao, nhiều hộ gia đình đã có mức thu nhập tăng đáng kể so với nông nghiệp truyền thống. Thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ổn định hơn và giúp giảm thiểu rủi ro về giá cả và thời tiết.

Nông dân không chỉ cải thiện về thu nhập mà còn phát triển được kỹ năng, kiến thức về công nghệ sản xuất. Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần khi tham gia các lớp tập huấn, thực hành công nghệ, từ đó góp phần phát triển bền vững.

Các tuyến đường được bê tông hóa
Các tuyến đường được bê tông hóa

Với thu nhập ổn định, nông dân có thể đầu tư cải thiện nhà cửa, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho con cái, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc giảm thiểu sử dụng hóa chất cũng mang lại môi trường sống an toàn, lành mạnh hơn cho cộng đồng.

Về Phú Giáo hôm nay, điều dễ dàng nhận thấy là các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Bài 2: Những tỷ phú chân đất
Một góc thủ phủ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Giáo

Có thể nói, những thành tựu đạt được trong ứng dụng kỹ thuật, khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương mà còn tạo nền tảng cho huyện Phú Giáo triển khai mô hình làng thông minh, hướng đến xây dựng xã Nông thôn mới thông minh, bảo đảm mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.

Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo nhận định, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giúp thay đổi phương thức sản xuất mà còn tạo ra một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Sự phát triển này được coi là một trong những trụ cột kinh tế của huyện, giúp ổn định đời sống nông dân và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Bình Dương.

Trong thời gian tới, huyện Phú Giáo sẽ tiếp tục phát triển các chính sách hỗ trợ, mở rộng mô hình công nghệ cao, và nâng cao nhận thức cộng đồng, nhằm đạt được mục tiêu trở thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm