Tag
Hà Nội hướng tới mô hình chính quyền đô thị: Bài toán nào cho công tác cán bộ ở cơ sở?

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Xã hội 25/09/2019 13:01
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, đặc biệt là xây dựng chính quyền điện tử, Thành phố thông minh. Việc này đòi hỏi phải sáp nhập, tinh gọn, để giảm chi phí cho bộ máy. Đồng thời, TP chọn người thạo việc, áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc, phát huy quyền dân chủ của người dân.

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phát huy vai trò của cán bộ và người dân trong cải cách hành chính

Xây dựng 15 đề án đưa Đông Anh phát triển thành quận

Bài 1: Tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động

Để có thể quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, bộ máy các cấp cần phải được sắp xếp tinh gọn lại, tránh chồng chéo. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao phó.

Không còn chồng chéo

Từ khi được phân công thêm nhiệm vụ làm Trưởng ban công tác Mặt trận, công việc của ông Nguyễn Thành Thái, Bí thư chi bộ 5, phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) thuận lợi hơn trước rất nhiều. Nhờ làm Trưởng ban công tác Mặt trận, ông thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhân dân hơn, được người dân trên địa bàn “nhớ mặt”, tin tưởng. Qua đó, ông không chỉ nắm chắc tình hình của địa bàn, mà việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội cũng hiệu quả hơn.

Cũng như ông Thái, từ Tổ trưởng tổ dân phố số 5, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), ông Nguyễn Tiến Hưng được tín nhiệm giao thêm nhiệm vụ làm Bí thư chi bộ. Ông Hưng phấn khởi cho biết: “Tổ trưởng dân phố là người sát địa bàn, nắm chắc từng hộ dân, từng ngõ ngách, do vậy, khi kiêm thêm Bí thư chi bộ thì quá trình ra nghị quyết lãnh đạo sẽ sát thực tiễn và khả thi hơn. Mặt khác, do bản thân vừa là người ban hành, lại là người tổ chức triển khai thực hiện nên khi đã đề ra là phải quyết tâm thực hiện cho bằng được”.

Đó chỉ là một trong số ít những kết quả tích cực mà Ðề án số 06-ÐA/TU về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Ðảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội” đã mang lại khi được thí điểm tại quận Nam Từ Liêm.

Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho biết, khi nhận nhiệm vụ triển khai Đề án số 06-ÐA/TU, trên cơ sở đánh giá thực tiễn, quận nhận thấy có thể sắp xếp, tinh gọn hơn nữa đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở phường và tổ dân phố. Vì vậy, quận Nam Từ Liêm đã chủ động xây dựng và triển khai Đề án “Sắp xếp, bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường và tổ dân phố trên địa bàn quận”.

“Theo thống kê, đến nay, các phường đã bố trí giảm từ 14 người kiêm nhiệm 16 chức danh xuống còn 10 người đảm nhiệm, qua đó, giảm 40 người. Ở các tổ dân phố đã bố trí giảm từ 10 người kiêm nhiệm 10 chức danh xuống còn 7 người đảm nhiệm, giảm 360 người. Nhờ vậy, đã giúp giảm chi ngân sách cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp phường 571 triệu đồng/năm, cấp tổ dân phố giảm khoảng 1,67 tỷ đồng/năm”, ông Đức cho biết.

Tại quận Long Biên, qua khảo sát về số giờ làm việc trong một tháng của 16 vị trí không chuyên trách cấp phường cho thấy đang có rất nhiều bất cập đặt ra, đó là: Bộ máy cồng kềnh, con người thì nhiều nhưng nhiệm vụ không rõ ràng, chồng chéo, thời gian làm việc ít, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc hạn chế,… Chính vì thế, quận quyết tâm sắp xếp tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) . Việc này không chỉ tiết kiệm chi hàng chục tỷ đồng, mà còn tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác của lực lượng này.

Sau khi sắp xếp, cấp phường của quận đã giảm từ 16 người đảm nhiệm 16 chức danh xuống còn 10 người đảm nhiệm 16 chức danh, qua đó, giảm 100 người.

Khó lựa chọn cán bộ chất lượng

Trước khi Đề án 06 được thực hiện, một thời gian dài, không ít nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra tình trạng một thôn nhưng có nhiều Bí thư chi bộ cùng lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động. Lại có tình trạng các chung cư dù đi vào hoạt động đã lâu nhưng không có cả tổ dân phố lẫn chi bộ đảng. Việc này dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và thành phố.

Đề án số 06 đã khắc phục được những tồn tại này, tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại 5 quận, huyện triển khai thí điểm của thành phố hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. Đó là việc lựa chọn đội ngũ cán bộ chất lượng, có tiềm năng phát triển, thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố.

Theo ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố hiện nay đa phần là người cao tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60, trong khi phường đang trong quá trình đô thị hóa, dân số cơ học tăng nhanh nên yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra đối với đội ngũ này cũng ngày một lớn. Chính vì thế, khi đặt ra yêu cầu sắp xếp, kiêm nhiệm, nhiều cán bộ cũng có tâm lý ngần ngại, phần vì lo ngại sức khỏe không đáp ứng với khối lượng công việc lớn hơn, trong khi mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu.

“Việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở cũng khó, bởi thu nhập thấp, nhưng cái khó nhất là khó đầu ra cho cán bộ. Vì vậy, mà chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi khuyết cả vị trí Bí thư Đoàn phường và Phó Bí thư Đoàn phường do hai đồng chí xin nghỉ công tác để đi làm việc ở các đơn vị tư nhân”, ông Mai Quốc Hân bày tỏ.

Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho rằng, vai trò của cán bộ tổ dân phố rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền phường, quận, nên việc thay đổi cần phải tiến hành thận trọng, từng bước, chắc chắn và hiệu quả, coi trọng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, không nên dùng mệnh lệnh hành chính. Vì vậy, với cán bộ kiêm nhiệm Bí thư chi bộ và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nên xem xét nâng mức phụ cấp, xác định các mức theo số lượng đảng viên và số lượng dân cư.

Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có số lượng xã, phường, thị trấn cũng như thôn, tổ dân phố rất lớn. Chính vì thế, việc thực hiện sắp xếp, kiêm nhiệm đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả là một yêu cầu bức thiết. Đặc biệt, phải làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở có chất lượng, đồng thời, có cơ chế, chính sách để cho đội ngũ cán bộ này có động lực cống hiến, phát triển…

(còn nữa)

Đọc thêm

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng Môi trường

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

TTTĐ - Với hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới đoàn viên, người lao động Xã hội

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới đoàn viên, người lao động

TTTĐ - TTTĐ - Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy Muôn mặt cuộc sống

HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Kỳ họp thứ 22 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra để thảo luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đầu tư công cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Phát động Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Phát động Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam Môi trường

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Quang Nguyễn ngang nhiên cắm bảng "tiếp nhận giá hạ miễn phí" nhưng bản chất là tiếp nhận chất thải tại Cụm công nghiệp Cẩm Sơn.
Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU Môi trường

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất truy tố 7 vụ án hình sự vi phạm trong khai thác, truy xuất nguồn gốc đánh bắt thủy, hải sản trên biển.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Xem thêm