Bài 1: Những "cơn nghiện" mang tên Facebook
![]() |
Nghiện điện thoại, mạng xã hội - Căn bệnh của nhiều bạn trẻ hiện nay
Bài liên quan
Ra mắt bộ sách chuyên khảo ý nghĩa với công tác xã hội trường học
Chàng trai Hà Nội bán đồng nát để xây trường vùng cao
Tiếp nhận và tổ chức cai nghiện bắt buộc cho 821 người
Nghiện facebook khiến các bạn trẻ học hành sa sút, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí bị trầm cảm, dẫn đến hành động vi phạm pháp luật…
Nhập viện tâm thần vì facebook
Từ bé tới giờ, Ngọc Mai (16 tuổi) con gái chị Liên (Long Biên, Hà Nội) vẫn nổi tiếng chăm ngoan, học hỏi. Vì thế, chị Liên hãnh diện lắm, đi đâu chị cũng khoe về con. Chị cũng tin tưởng cô bé nên ít khi kiểm tra, đôn đốc con học bài. Có lẽ, chị Liên cứ tin tưởng con mãi như thế nếu như không có cuộc điện thoại của cô giáo ngày hôm ý.
“Cô bảo, cháu ngày càng học hành sa sút cũng ít giao tiếp với bạn bè. Thậm chí thời gian gần đây cháu không chịu tới lớp, thường xuyên trốn học và không cần giáo viên dạy’ - chị Liên mếu máo kể.
Quá tức giận, chị quát tháo, mắng chửi con. Khi biết nguyên nhân dẫn đến việc học hành sa sút của Mai là do nghiện face book ngay lập tức chị Liên tịch thu điện thoại, cắt mạng internet. Thế nhưng việc làm nóng vội của chị vô tình đẩy cô bé đến trầm cảm nặng.
Đinh Lê Anh Tuấn, 18 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) hầu như lúc nào tay cũng cầm chiếc điện thoại thông minh. Trong công việc, làm gì cậu cũng đều nhanh nhanh chóng chóng kết thúc còn lướt facebook. Khi bố mẹ cấm đoán Anh Tuấn, cáu gắt và có nhiều biểu hiện bất cần, thậm chí phải nhập viện điều trị tâm lý…
Mai, Tuấn không phải là trường hợp hi hữu. Thông tin một nữ sinh 18 tuổi học giỏi, năng động ở Hà Nội do mắc chứng nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội facebook bỗng trở nên sống khép kín, học lực sa sút và bố mẹ phải đánh thuốc mê đưa con nhập viện tâm thần khiến không ít bậc phụ huynh giật mình. Lúc này, họ mới sợ hãi nhận ra, nghiện facebook cũng để lại hậu quả nặng nề không kém những chất kích thích khác như: ma túy, bóng cười…
Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Giáo dục IEDV, người nghiện facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện facebook gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập, cuộc sống bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên facebook.
Họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi.
Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Quan tâm đến con nhiều hơn
Điều đáng lo ngại là hệ lụy của facebook không dừng trong thế giới ảo. Đơn giản nhất là học sinh xích mích trên trang mạng xã hội này dẫn đến ở trường, lớp cãi nhau, đánh nhau… thậm chí có em còn xúc phạm thầy cô giáo, phản đối nhà trường trên trang cá nhân của mình. Cũng đã có nam thanh niên tự tử vì thách đố đủ like...
Về phía học sinh, nhiều em không ngần ngại chia sẻ việc “thân thiện” với facebook đến mức không thể dễ dàng nghe lời bố mẹ để dừng lại. Đối với các bậc phụ huynh, không ít người tỏ ra vô cùng băn khoăn trước sự phát triển trang facebook như vũ bão hiện nay, cơn bão ấy có thể cuốn đi sức khỏe, tinh thần và chất lượng học tập của con cái họ.
Theo các chuyên gia tâm lý, nghiện Facebook đang là vấn đề nhức nhối, đáng báo động của giới trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn tới cuộc sống tinh thần của con em mình, không để các em bị lệ thuộc vào thế giới ảo.
Với những bạn trẻ đã nghiện facebook, các chuyên gia cho rằng, muốn “cai” được trạng mạng xã hội này, bản thân các em cần phải quyết tâm cao độ. Theo đó, nhà trường cần định hướng cho học sinh việc sử dụng facebook sao cho phù hợp. Nếu trẻ đã “nghiện” trang mạng này, chúng ta không nên chỉ trách cứ mà cần hiểu và đồng cảm.
Bên cạnh đó, gia đình cần nhắc nhở con cái trong việc lựa chọn loại hình giải trí lành mạnh và sử dụng facebook một cách hợp lý.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7
