Tag
“Loạn” đào tạo nghề thẩm mỹ không phép;

Bài 1: Nhiều cơ sở vô tư quảng cáo, chiêu sinh học viên công khai

Đường dây nóng 06/11/2019 09:19
aa
TTTĐ – Chỉ cần gõ cụm từ “đào tạo thẩm mỹ” trên công cụ Google, trong vòng 0,56 giây đã có hơn 27 triệu kết quả được tìm thấy, cùng với đó là hàng loạt thông tin quảng cáo, mời chào "có cánh" đến từ các đơn vị đào tạo.

Bài 1: Nhiều cơ sở vô tư quảng cáo, chiêu sinh học viên công khai

Thông tin quảng cáo tuyển sinh tràn lan trên các website

Bài liên quan

Sau hàng loạt sự cố y khoa, TP HCM chấn chỉnh hoạt động thẩm mỹ

Kết luận nguyên nhân 2 người tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Emcas và Kangnam

TP HCM: Một bệnh nhân tử vong sau khi nâng ngực tại Bệnh viện thẩm mỹ Emcas

Khách hàng tố thẩm mỹ viện Klain Beauty Center “tắc trách” làm hỏng mũi?

"Ma trận" đào tạo thẩm mỹ

Theo quy định, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thế nhưng, nhờ nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu khách hàng trong lĩnh vực làm đẹp, ngoài việc hành nghề trong phạm vi chuyên môn cho phép, rất nhiều cơ sở đào tạo vẫn bất chấp quy định của pháp luật, “xé rào” mọc lên như nấm.

Theo đó, chỉ cần vài thao tác trên công cụ tìm kiếm Google hoặc Facebook, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt các thông tin đăng tuyển, chiêu sinh học viên công khai trên các website, fanpage, với những lời mời gọi "hút hồn" đến từ các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, tình trạng này thường diễn ra nhiều tại các cơ sở spa, thẩm mỹ viện (TMV), nơi chỉ dành cho các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, nhưng lại bị “biến tướng” trở thành những “Học viện đào tạo thẩm mỹ”, “Trường đào tạo thẩm mỹ”, “Trung tâm đào tạo thẩm mỹ”,… để thu hút học viên tham gia.

Một chứng chỉ đào tạo được cấp bởi một trường trung cấp ở Bắc Ninh, trong khi đơn vị đào tạo lại quảng cáo tuyển sinh ở TP HCM
Một chứng chỉ đào tạo được cấp bởi một trường trung cấp ở Bắc Ninh, trong khi đơn vị đào tạo lại quảng cáo tuyển sinh ở TP HCM

Chỉ với một cú điện thoại hay một cái click chuột trên máy tính, bên kia đầu dây sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, với đầy đủ loại hình đào tạo và cung cấp nhiều loại chứng chỉ để lựa chọn như: Bằng chăm sóc da, phun thêu thẩm mỹ, tạo mẫu tóc, nail,... Ngoài ra, việc cấp bằng hay chứng chỉ cũng không phải là vấn đề nan giải để học viên phải lo lắng, vì chỉ sau một thời gian ngắn từ 1 - 3 tháng, học viên đã có trong tay một “phao cứu sinh” với chi phí bỏ ra từ chục triệu đến vài chục triệu đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay tình trạng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội,... Riêng tại TP HCM, tình trạng tuyển sinh diễn ra công khai, bất chấp quy định của pháp luật.

Các học viên sau khi đăng ký khóa học theo nhu cầu của mình và đóng các khoản kinh phí cần thiết cho một khóa học sẽ được các giảng viên của cơ sở trực tiếp giảng dạy. Chi phí cho một khóa học sẽ tùy theo từng cơ sở và chuyên ngành đào tạo mà cơ sở đó đưa ra.

Sau khi học xong, học viên sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo do chính cơ sở mà mình đã theo học hoặc chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, cơ sở nhận đào tạo học viên có sự liên kết với các đối tác thuộc các trường Trung cấp hoặc Cao đẳng trong nước hoặc quốc tế nên sau khi học xong khóa đào tạo, học viên sẽ được dự thi để lấy chứng chỉ hành nghề do đơn vị đó cấp.

Đào tạo tràn lan

Theo danh sách của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM cung cấp, tính đến thời điểm tháng 6/2019, thành phố có 190 doanh nghiệp được cấp phép dạy nghề và đang hoạt động; 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; 58 cơ sở khác có dạy nghề; 64 trường Trung cấp (4 trường đang ngưng hoặc tạm ngưng hoạt động); 52 trường Cao đẳng được phép đào tạo. Trong đó, đối với đào tạo nghề thẩm mỹ đang chỉ chiếm một phần hạn chế trong số loạt ngành nghề được cấp phép. Thế nhưng, thời gian qua ngành nghề làm đẹp này lại đang nổi lên như nấm mọc sau mưa, khó kiểm soát.

Theo tìm hiểu, trên website https://littlegardenspa.vn không ngần ngại giới thiệu là chuỗi spa uy tín với 8 chi nhánh trên khắp TP HCM. Hệ thống của Little Garden Spa (thuộc Công ty TNHH Little Garden, địa chỉ đào tạo: 91/14 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10) ngoài hoạt động spa chuyên về chăm sóc da, cơ sở này còn “kiêm” luôn nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên quảng cáo chiêu sinh học viên tham gia các khóa học như: Khóa kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp; Khóa tiêm filler; Khóa nối mi cơ bản đến nâng cao; Khóa massage chuyên nghiệp (massage bầu),...

Cơ sở đào tạo của Little Garden Spa tại 91/14 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10 luôn trong tình trạng “kín cổng cao tường” và không biển hiệu?
Cơ sở đào tạo của Little Garden Spa tại 91/14 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10 luôn trong tình trạng “kín cổng cao tường” và không biển hiệu?

Khi phóng viên liên hệ đến cơ sở này, một người xưng là quản lý spa và chuyên về marketting thừa nhận, cơ sở có đào tạo học viên, nhưng hình thức training theo kiểu “nội bộ”, sau khi học xong sẽ phục vụ cho chính spa này. Thế nhưng, khác với những gì người này nói, trên website quảng cáo, đơn vị này công khai luôn bảng giá cho các khóa học tại Little Garden Spa.

Cụ thể, đối với khóa đào tạo tiêm Filler sẽ có học phí ưu đãi là 45 triệu đồng; Còn khóa học massage chuyên nghiệp (massage bầu) sẽ có giá 16 triệu đồng,… phương thức đóng học phí có thể bằng hình thức chuyển khoản hoặc thanh toán trực tiếp tại các văn phòng tuyển sinh.

Còn với trường hợp Học viện thẩm mỹ quốc tế MIU, thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục MIU Academy (địa chỉ đào tạo: 16D Nguyễn Văn Giai, phường Đa kao, Quận 1), cũng vừa mới “khai sinh” chưa lâu, nhưng trên website http://hocvienthammyquoctemiu.com cũng tự xưng là “Học viện thẩm mỹ quốc tế”, và rầm rộ tuyển sinh, khai giảng các lớp kỹ thuật viên spa cơ bản; Kỹ thuật viên spa nâng cao; Chuyên viên phun xăm thẩm mỹ,… thu hút nhiều học viên tham gia.

Cũng giống như, Little Garden Spa, Học viện thẩm mỹ quốc tế MIU cũng cho rằng chỉ đào tạo “nội bộ”, nhưng thực chất có thu tiền học phí học viên với giá không hề rẻ. Trong quá trình xác minh tìm hiểu, phóng viên phát hiện nhiều thông tin bất ngờ về "Học viện" này.

Đối chiếu theo danh sách các cơ sở, doanh nghiệp được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, trên địa bàn TP HCM không hề có tên 2 đơn vị trên.

Dẫu vậy, dù có những đơn vị đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhưng lại hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, gây ra tình trạng đào tạo tràn lan, khó kiểm soát.

Theo phản ánh, Trường thẩm mỹ Ana – thuộc Công ty Cổ phần Đào tạo Ana Beauty Academy mặc dù được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên, đối với loại ngành nghề thêu, phun xăm thì chưa được Sở này cấp phép. Thế nhưng thời gian qua, đơn vị này vẫn công khai tổ chức tuyển sinh học viên rầm rộ, bất chấp quy định pháp luật.

Trường thẩm mỹ Ana thường xuyên quảng cáo đào tạo các ngành nghề về phun xăm, nhưng thực chất chưa được cấp phép?
Trường thẩm mỹ Ana thường xuyên quảng cáo đào tạo các ngành nghề về phun xăm, nhưng thực chất chưa được cấp phép?

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo đang “dựa lưng” Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hôi quy định về loại hình đào tạo thường xuyên (loại hình đào tạo dưới 3 tháng) để hoạt động mà không cần xin giấy phép.

Tuy nhiên, đối với ngành nghề đào tạo liên quan đến thêu, phun xăm thẩm mỹ, đại diện Sở Y tế TP HCM khẳng định, hiện chưa có cơ sở dạy nghề nào về xăm, phun, thêu được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Do đó, việc tăng cường giám sát và phát hiện các cơ sở hành nghề, cơ sở dạy nghề thẩm mỹ xăm, phun, thêu quảng cáo hoạt động không tuân thủ quy định pháp luật sẽ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra các Sở có liên quan cương quyết xử lý nghiêm.

Rất nhiều học viên đã phải tự bỏ ra số tiền lớn để mong muốn cho mình có được tấm bằng hay chứng chỉ như “bùa hộ mệnh” khi ra trường. Thế nhưng, những bằng cấp và chứng chỉ mà họ nhận được liệu có giá trị pháp lý để sau này có thể hành nghề hay không? Các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực sự quan tâm đến vấn đề này hay chưa, khi mà các cơ sở đào tạo thẩm mỹ “chui” vẫn mọc lên như nấm?

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin kỳ tiếp theo.

Đọc thêm

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân Bạn đọc

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân

TTTĐ - Liên quan đến việc Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho người dân xảy ra tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi. Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã có văn bản phản hồi gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum về vụ việc.
Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm