Tag
Chung sức, đồng lòng tái thiết cuộc sống sau thiên tai

Bài 1: Mường La hồi sinh diệu kì sau trận lũ lịch sử

Xã hội 24/03/2020 09:02
aa
TTTĐ - Sau mỗi đợt thiên tai, việc khẩn trương khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống để bà con nhân dân ổn định đời sống, sản xuất là hết sức quan trọng. Tại Sơn La, nhiều năm qua chính quyền đã luôn sát cánh cùng nhân dân trong công tác phòng chống và tái thiết sau thiên tai, nhờ đó bà con dân bản cùng thêm vững tâm, tập trung phủ xanh nương rẫy, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống.

Bài 1: Mường La (Sơn La) hồi sinh diệu kì sau trận lũ lịch sử

Bản làng Sơn La hồi sinh sau những trận thiên tai

Bài liên quan

Ấm no nông thôn mới trên xứ hoa đào Sơn La

Ra mắt Toyota Tây Bắc (Sơn La)

Chắp cánh ước mơ các em nhỏ ở Chiềng Muôn

Đồng bào các DTTS tỉnh Sơn La đón ngày Hội lớn

Chịu thiệt hại nặng nề sau cơn lũ lịch sử 70 năm mới có một lần, đến Mường La những ngày này ai nấy đều cảm nhận được miền đất đã hồi sinh thực sự bởi hiệu quả của những chính sách tái thiết sau thiên tai.

Bình yên Hua Nặm

So với những đèo dốc từ đầu huyện Mường La vào thị trấn Ít Ong, bản Hua Nặm (xã Nặm Păm) nằm ở nơi tương đối bằng phẳng và thấp. Cánh đồng nhỏ sát bên suối Nặm Păm mang đến những mảng màu đối lập. Mạ xanh non ấm chân ruộng nay vẫn tiếp tục được cấy trên những thửa ruộng thẳng tắp. Trong khi đó, ranh giới giữa các ruộng chính là hàng triệu hòn đá sót lại, dấu tích của trận lũ kinh hoàng đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3/8/2017.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết: Trận lũ năm ấy, Mường La có 15 người chết và mất tích, trong đó 10 người thuộc xã Nặm Păm, thiệt hại ước 705,855 tỷ đồng.

Bản Hua Nặm năm đó không có ai thiệt mạng nhưng do tập quán canh tác của người dân ở chi lưu các con sông, suối nên đa phần đều làm nhà gần ruộng nương. Bởi thế, những ngôi nhà bên ruộng sát suối tiện lấy nước lại mang trở thành mối nguy hiểm khi có lũ. Bản Hua Nặm có 38 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi. Trên nền móng những ngôi nhà ấy hiện nay có chỗ vẫn ngổn ngang gạch đá, có chỗ đã được máy ủi san gạt thẳng hàng để trở thành ruộng lúa.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La (Sơn La) kể về trận lũ lịch sử năm 2017
Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La (Sơn La) kể về trận lũ lịch sử năm 2017

Ông Bắc chia sẻ: Sau trận lũ quét năm 2017, không còn biết đâu là ranh giới ruộng nhà nào, đất đá ngổn ngang, các máy san gạt đã làm phẳng ra và ruộng được chia lại. Ruộng thẳng như hiện nay không bị cắt xẻ, lồi lõm như trước vừa tiện cho việc sử dụng các máy móc vào cày bừa lại tăng năng suất, dễ thu hoạch hơn.

Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống thấy bản làng Hua Nặm đổi khác nhiều so với xưa kia. Con đường chia bản ra làm đôi. Những chiếc xe máy hiện đại đậu sát bên mép ruộng. Gia đình trẻ còn mang cả em bé ra ruộng, thong thả cấy.

Phía sát trên núi, cao hơn là những mái nhà tập trung ở sát bên nhau, một điều trước đây chưa từng có ở Hua Nặm. Đặc biệt, bên cạnh nhiều ngôi nhà sàn đặc trưng của người nơi đây còn có bóng dáng của những ngôi nhà mái bằng hiện đại.

Bản Hua Nặm (Mường La, Sơn La) được di vén về nơi cao, ở tập trung hơn xưa
Bản Hua Nặm (Mường La, Sơn La) được di vén về nơi cao, ở tập trung hơn xưa

Hầu hết người dân được di vén lên cao đã ổn định cuộc sống, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người dân đã dựng được nhà mới to đẹp hơn, khang trang hơn. Đặc biệt, chính quyền địa phương đã xây dựng hệ thống nước máy tới từng hộ dân với chi phí rất ưu đãi 1.000 đồng một m3 để người dân nấu ăn, tắm rửa, sinh hoạt được sạch sẽ hơn.

Mới chỉ hơn hai năm từ ngày cơn lũ qua đi, người dân Hua Nặm đã lấy lại nhịp sống xưa kia. Những cây ăn trái bắt đầu vươn cao, bên tường rào các loài hoa vẫn nở. Trẻ con vui đùa bên những con vật thân thuộc đợi bố mẹ đi làm về. Điều đó cho thấy công sức con người bỏ ra với sự chung sức, đồng lòng thì mọi khó khăn, vất vả đều được đền đáp xứng đáng.

Chờ mùa xoài quả bói

Con đường từ bản Hua Nặm vào bản Hốc lổn nhổn sỏi đá ngày nay là cả một nỗ lực phi thường của chính quyền tỉnh Sơn La cũng như huyện Mường La. Biết bao con người ngày đêm vạt núi, mở một con đường mới để có thể đưa hàng hóa cứu trợ vào các xã bên trong do con đường cũ sát bên ruộng đã bị bùn đất sạt lở chiếm trọn.

Xe dừng lại ở một con ngõ nhỏ, ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La thoăn thoắt rẽ cây cỏ dại trèo lên. Theo chân ông, vượt qua mảnh vườn với những cây ăn quả như nhãn, chuối, một vuờn xoài ở lưng chừng núi đập vào mắt chúng tôi.

Anh Lò Văn Quy (Bản Hốc, Nặm Păm, Mường La, Sơn La) đang chăm sóc vườn xoài 300 gốc của mình
Anh Lò Văn Quy (Bản Hốc, Nặm Păm, Mường La, Sơn La) đang chăm sóc vườn xoài 300 gốc của mình

Anh Lò Văn Quy 42 tuổi cùng vợ là Lường Thị Hộc (bản Hốc) đang chăm sóc những gốc xoài lúc lỉu quả của mình. Anh Quy cho biết, ngay sau trận lũ, vào tháng 9/2017 huyện Mường La và xã Nặm Păm đã đầu tư giống để trồng vườn xoài với hơn 300 gốc.

Trong năm đầu chính quyền tiếp tục hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu và cầm tay chỉ việc cụ thể các bước chăm sóc cây.

Chị Lường Thị Hộc (vợ anh Quy) cũng tích cực giúp chồng, chờ mùa quả bói bội thu
Chị Lường Thị Hộc (vợ anh Quy) cũng tích cực giúp chồng, chờ mùa quả bói bội thu

Năm 2018 cây bắt đầu ra quả nhưng tin tưởng tuyệt đối sự hướng dẫn của các cán bộ nông nghiệp, anh Quy đã cắt bỏ hết quả để nuôi cây. Như vậy, năm nay vườn xoài nhà anh chính thức cho ra những quả bói đầu tiên. Dù xoài cho quả rất sai, anh Quy vẫn tiếp tục phải cắt bỏ những quả con, tập trung cho chất lượng mùa đầu tiên này.

Những cây xoài sai trĩu quả hứa hẹn mùa bội thu
Những cây xoài sai trĩu quả hứa hẹn mùa bội thu

Ngắm những quả xoài lớn lên từng ngày, anh Quy vui lắm. Anh bảo: “Mùa xoài này bán đi mình sẽ lấy tiền để xây nhà. Nhà bị lũ cuốn trôi được chính quyền làm nhà tôn cho ở tạm mấy năm nay. Đến lúc phải xây nhà mới rồi”.

Cán bộ huyện Mường La đang hướng dẫn anh Quy cắt bỏ bớt những quả xoài non
Cán bộ huyện Mường La đang hướng dẫn anh Quy cắt bỏ bớt những quả xoài non

Niềm vui và sự háo hức của anh Quy cũng là niềm vui của những người cán bộ địa phương. Bởi đây không chỉ là mùa bói, mùa bội thu mang lại thu nhập, cuộc sống ấm no cho người dân mà còn là kết quả minh chứng cho những nỗ lực mà huyện, xã đã làm trong thời gian qua để tái thiết đời sống cho bà con.

Bởi chỉ khi người dân thực sự ham thích và có thu nhập từ cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất mới, an cư, lạc nghiệp thì khi ấy công tác tái thiết sau thiên tai mới thực sự có hiệu quả.

(Còn nữa)

Đọc thêm

CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa Muôn mặt cuộc sống

CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa

TTTĐ - Ngày 28/6/2024 đã đánh dấu chặng đường 5 năm thành lập của Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương, với những bước chân không mỏi trên hành trình lan tỏa yêu thương trên khắp mọi miền đất nước.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi Muôn mặt cuộc sống

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi

TTTĐ - Trong 3 năm qua, từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội triển khai, 1.277 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do dịch COVID-19 đã được nhận đỡ đầu.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Muôn mặt cuộc sống

Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTTĐ - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều tồn tại...
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa Đô thị

Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa

TTTĐ - Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua đã phải tu sửa.
Nhà báo Phạm Đức Sơn được bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư Xã hội

Nhà báo Phạm Đức Sơn được bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư

TTTĐ - Với các quyết định bổ nhiệm vừa được công bố, từ ngày 1/7/2024, Ban Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư đã chuyển giao thế hệ lãnh đạo, với 4 thành viên, gồm Tổng Biên tập Phạm Đức Sơn, 2 Phó Tổng Biên tập Nguyễn Phong Cầm, Võ Tá Quỳnh và Ủy viên Ban Biên tập Nguyễn Thái Sơn.
EVNHANOI khuyến cáo phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện Xã hội

EVNHANOI khuyến cáo phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% các vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Tuyên truyền hoạt động TP trên Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Tuyên truyền hoạt động TP trên Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 27/6, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 7790/VP-TTĐT về việc phối hợp tuyên truyền kênh thông tin hoạt động thành phố Hà Nội trên mạng xã hội Fanpage “Thủ đô Hà Nội - Việt Nam”.
Xem thêm