Tag
Liên kết chuỗi - Hướng đi bền vững của ngành nông nghiệp Thủ đô:

Bài 1: Hiệu quả từ chuỗi liên kết sản xuất rau thủy canh

Nông thôn mới 26/08/2018 08:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 115 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp như liên kết sản xuất rau an toàn, sản xuất lúa giống, chăn nuôi lợn, trồng và sản xuất cây dược liệu... Điều này vừa góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản, đem lại giá trị kinh tế cao vừa giúp người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Bài 1: Hiệu quả từ chuỗi liên kết sản xuất rau thủy canh

Do đó, việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò quan trọng, quyết định tính bền vững của nền nông nghiệp Thủ đô.

So với canh tác truyền thống, mô hình trồng rau thủy canh thể hiện nhiều ưu điểm về quy mô, kỹ thuật sản xuất, năng xuất cao, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm... Nắm bắt được những ưu điểm đó, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn không ngừng triển khai mở rộng quy mô trang trại liên kết sản xuất rau thủy canh tại thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội). Hiện tại, tổng diện tích sản xuất rau thủy canh của HTX đạt gần một héc ta, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm.

Điểm sáng của nông nghiệp ven đô

Từ năm 2013, xã Đa Tốn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, được UBND TP Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả cao như trồng hoa, cây cảnh, chuyển đổi vùng trũng sang làm trang trại đa canh… Tận dụng lợi thế của vùng quê ven đô, cũng cùng thời điểm đó, HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn ra đời và bắt tay thực hiện mô hình liên kết chuỗi sản xuất rau thủy canh nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho các cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội.

Thời điểm mới bắt tay vào thực hiện, mô hình sản xuất rau thủy canh vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ với những người dân nơi đây. Phải nhờ các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp lý giải người dân mới biết mô hình trồng rau thủy canh chính là trồng rau không cần đất hay cụ thể hơn là trồng rau trong dung dịch. Ưu điểm rõ nét nhất của kỹ thuật - phương pháp này là cung cấp đầy đủ cũng như kịp thời dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác để rau có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.

Nói về quy trình trồng và chăm sóc rau thủy canh theo quy mô công nghiệp, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn Lê Thanh Phương cho biết: “Trên diện tích gần một héc ta được bao kín 100% bằng lưới và màng phủ nilon, hiện HTX đang sản xuất sáu loại rau chủ lực như xà lách, cải Nhật, mồng tơi… Hạt giống được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài nên chất lượng đảm bảo, tỷ lệ nẩy mầm gần như 100%. Sau khi gieo hạt vào các ly nhựa bón ít đất trộn xơ dừa, khoảng 20 ngày sau hạt lên mầm sẽ được chuyển vào các giá đỡ theo phương thẳng đứng. Khoảng 25 ngày sau nữa có thể thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trưởng, toàn bộ rau do HTX trồng không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Để có màu sắc đẹp, độ tươi kéo dài, độ xốp cao, các kỹ sư nông nghiệp chỉ sử dụng một lượng phân vi sinh rất nhỏ được hòa tan vào hệ thống lưu chuyển liên tục của nguồn nước nuôi sống rau”.

Mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất rau thủy canh tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội)
Mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất rau thủy canh tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội)

Đặc điểm của rau thủy canh là người trồng dùng máy bơm nước và máy làm mát nguồn nước hoạt động xuyên suốt nhằm cung cấp nước sạch cho các chậu rau thông qua ống dẫn nước. Với phương pháp đó, người trồng không sử dụng nhiều phân bón mà chỉ cần bổ sung khoáng vi lượng và đa lượng qua hệ thống dẫn nước. Trồng trong nhà lưới, cây trồng không bị ảnh hưởng về thời tiết thay đổi bất thường, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh. Các loài côn trùng cũng không xâm nhập vào được, do đó người trồng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ về hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất rau an toàn trồng theo phương pháp thủy canh trong nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt (công nghệ của Israel), ông Lê Thanh Phương cho biết, mô hình này đem lại thu nhập khá cao, đạt gần một tỷ đồng/ha/năm. Hiện tại, HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn đang hoàn thiện hơn nữa mô hình này để người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, học tập, rút kinh nghiệm làm cơ sở nhân rộng.

Quy trình liên kết chặt chẽ

Mô hình liên kết sản xuất rau thủy canh của HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống tưới nước tự động. Tất cả các khâu trong quy trình liên kết sản xuất đều được thực hiện một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Theo ông Lê Thanh Phương, để tạo được chuỗi liên kết trong sản xuất rau thủy canh phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ chọn giống, ươm mầm, tiến hành trồng, chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố. Trước tiên, về quy trình trồng và chăm sóc, toàn bộ rau xanh được trồng bằng hệ thống máng. Đây là môi trường sống khá sạch cho cây, không bị ảnh hưởng các dịch bệnh gây ra từ đất như nấm, sâu bệnh và cho năng suất cao. Đối với các nông trại hay vườn rau chuyên nghiệp, mô hình trồng rau thủy canh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhờ tuân thủ các quy định về chăm bón, kèm theo đó là những quy trình trồng trọt được "kỷ luật" hóa như nguồn nước, nhiệt độ và cả không khí xung quanh khu vực canh tác.

Ngoài ra, việc thu hoạch và bảo quản rau cũng luôn được đơn vị tuân thủ nhiều tiêu chuẩn, quy định nhằm đảo chất lượng thành phẩm. “Mỗi loại rau được trồng theo phương pháp thủy canh có cách thu hoạch khác nhau. Một trong những ưu điểm rất lớn của rau thủy canh là hạn chế được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp (sản phẩm bị hư thối, dập nát). Nhờ vậy, mô hình này giúp nâng cao năng suất trung bình của cây rau. Đặc biệt, sau khi thu hoạch và đóng gói, trong trường hợp rau phải xuất đến những thị trường ở xa trang trại, các kỹ sư sẽ tiến hành bảo quản rau để giữ được hình thức và hương vị trong thời gian lâu nhất. Phương pháp bảo quản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là bảo quản lạnh, quá trình vận chuyển cũng được thực hiện bằng các xe lạnh”, ông Lê Thanh Phương nhấn mạnh.

Với quy trình liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm rau thủy canh của HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn được các cửa hàng rau sạch và người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng. Trong thời gian tới, HTX sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm rau xanh.

Gia Lâm có 18 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp:

Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, hiện toàn huyện đã hình thành 18 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có nhiều mô hình trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Trồng rau thủy canh, trồng cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng hoa lan… Nhiều mô hình cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, có mô hình trồng cây ăn quả ở xã Kiêu Kỵ và Lệ Chi cho thu nhập đến một tỷ đồng/ha/năm.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hai mô hình nuôi giun quế và tám mô hình thu gom sữa bò ở các xã Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Phú Thị cung cấp cho các công ty sản xuất sữa, đem lại nguồn thu nhập cao và việc làm ổn định cho người dân.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm