Bác sĩ "gỡ rối" cho mẹ khỏi mỏi mệt vì tháng nào con cũng phải đi viện
Nữ bác sĩ miệt mài với công việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại "tâm dịch" Đà Nẵng |
Mệt mỏi tháng nào con cũng phải đi viện
Chị Dung mẹ của bé Phương Anh than thở tháng nào cũng phải đi gặp bác sĩ khám cho con khiến chị mệt mỏi. Lúc cháu còn nhỏ thì cứ nghĩ hai ba tuổi cháu sẽ đỡ ốm nhưng rồi không như thế.
Khi vừa đến khám tại bệnh viện, vừa nhìn thấy bé bác sĩ đã chẩn đoán bé bị VA bởi gương mặt điển hình hở môi, hô vùng hàm răng kèm theo bé chỉ thở bằng mồm. Qua chiếu chụp, bác sĩ chẩn đoán bé bị phì đại VA và phải nạo VA.
![]() |
Trẻ bị viêm VA không được chữa kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng |
Nghe đến con còn nhỏ đã phải nạo VA chị Dung cũng e dè nhưng khi được bác sĩ tư vấn về biến chứng của VA đặc biệt là tình trạng bé ngạt thở, nói giọng mũi, ngủ thở bằng miệng và đôi khi xuất hiện hiện tượng ngừng thở khi ngủ nên chị Dung đã quyết định nạo VA cho bé. Sau khi nạo VA bé khoẻ, không quấy khóc và không như chị lo lắng ban đầu khiến chị thở phào.
Trường hợp khác, bé Nguyễn Tiến Quang – 1 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 – 40 độ không hạ sốt, ho kèm theo viêm phế quản. Khi khám và theo dõi bác sĩ tìm ra nguyên nhân bắt nguồn từ viêm VA. Mẹ của bé cho biết hai tháng trước cháu đi khám ở bệnh viện bác sĩ cũng chẩn đoán viêm VA, chị lơ mơ không hiểu VA là gì nghĩ là amidan và đến nay lại tái phát viêm VA. Bé Huy chưa cần nạo VA nhưng vẫn theo dõi nếu tình trạng viêm tái phát nhiều lần bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA sau.
Tại sao trẻ hay bị viêm VA?
PGS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết VA là tổ chức lympho tương tự amidan nhưng nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ nhỏ nên có thể bị bỏ sót khi khám bệnh, chủ yếu được chẩn đoán qua các dấu hiệu gián tiếp như nghẹt mũi và gương mặt điển hình của người bị biến chứng VA.
Từ khi vừa ra đời, em bé đã có tổ chức VA và nó sẽ phát triển lớn nhất lúc 18 tháng tuổi. Sau 18 tháng VA không viêm đi viêm lại thì nhỏ dần. Sau 5 tuổi dần biến mất và 7 tuổi là biến mất hoàn toàn.
1 số người lớn vẫn có tổ chúc VA tồn dư lại do hồi bé VA viêm tái phát nhiều không có khả năng tiêu biến được nữa những trường hợp đó có thể cắt mô lympho giải phóng cửa mũi sau để bệnh nhân không bị biến chứng viêm xoang do tồn dư VA đó.
VA là cấu trúc 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng bảo vệ cho em bé các loại vi khuẩn, nấm, vi rút khi đi qua đường thở thì phải qua tổ chúc VA. Tổ chức VA sinh kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân vi rút, vi khuẩn… Khi bé có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, ngạt mũi lặp đi lặp lại nhiều lần/năm được coi là viêm VA.
![]() |
Biến chứng sưng VA làm em bé bị chảy mủ đờm xuống họng gây ho, toàn thân bé sốt, chảy gen mũi |
PGS An cho biết viêm VA nhiều lần gây các biến chứng sưng VA làm em bé bị chảy mủ đờm xuống họng gây ho, toàn thân bé sốt, chảy gen mũi.
Khi em bé viêm VA, lần đầu dùng kháng sinh hiệu quả còn bị nhiều lần, sử dụng nhiều kháng sinh dễ gây nên kháng kháng sinh.
Đặc biệt VA sản sinh ra các chất tạo ra màng bao bọc tổ chức này, không một loại thuốc nào có thể công phá nó và tình trạng viêm VA cứ kéo dài không chữa được, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA.
PGS An chia sẻ nhiều trẻ đến bệnh viện khám khi VA đã gây biến chứng như viêm tai giữa cấp, ứ mủ, nghe kém, điếc. Ngoài ra, VA viêm còn biến chứng xuống viêm phế quản với biểu hiện ho, khó thử, khò khè.
Biến chứng chảy mũi kéo dài biến chứng viêm xoang. Các biến chứng xa của viêm VA như biến chứng đường tiêu hoá như gây ỉa chảy. Nếu tổ chức VA nhiễm liên cầu gây thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp…
Khi nào chỉ định nạo VA?
PGS An cho biết viêm VA người ta chỉ định cho những em bé bị viêm VA lặp đi, lặp lại từ 4 lần/năm.
Chỉ định thứ 2: Em bé viêm VA gây biến chứng viêm tai giữa gây viêm tai giữa ứ dịch khiến em bé nghe kém.
Chỉ định thứ 3: Khi em có biến chứng viêm xoang.
![]() |
PGS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho mẹ cách chữa trị viêm VA cho bé |
Chống chỉ định nạo VA khi em bé có các bệnh lý toàn thân như bệnh ưa chảy máu. Dù viêm VA tái đi tái lại nhưng có bệnh lý toàn thân nặng thì sẽ không tiến hành nạo VA.
Phương pháp nạo VA hiện nay đã an toàn hơn. Bác sĩ An cho biết trước đây người ta nạo VA thường dùng thìa nạo thông thường có thể gây tê tại chỗ nhưng nhược điểm chân VA bám dai, chui sâu trong mũi thì dụng cụ này không lấy được hết VA.
Sau đó có các thiết bị khác thay thế nạo VA như thiết bị vừa cắt, vừa hút nạo và lấy toàn bộ được chân VA nhưng nhược điểm nó gây chảy máu nên phải có dụng cụ cầm máu. 10 năm trở lại đây người ta dùng thiết bị khác, đó là dao plasma – thiết bị để nạo VA tốt, không gây chảy máu.
Theo bác sĩ An, nếu có chỉ định nạo VA, các bậc phụ huynh không nên lo lắng vì các cơ sở y tế đều sử dụng phương pháp này để nạo VA cho bé. Khi nạo xong VA em bé hồi phục nhanh chỉ sau 3 – 4h cháu bé ăn uống bình thường và không cần kiêng thức ăn gì.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân
