Xuất hiện căn bệnh lạ khiến bệnh nhân tử vong sau 48 giờ
![]() |
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh lạ này (Ảnh: News Nigeria)
Không phải Corona, sốt Lassa hay Ebola
Ca nhiễm bệnh lạ đầu tiên được ghi nhận vào cuối tháng 1 tại bang Benue, phía Đông Nam thủ đô Abuja.
Theo ông Abba Moro, thượng nghị sĩ Nigeria, tính đến ngày 3/2, số người nhiễm bệnh kỳ lạ này đã lên đến 104 người.
Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Y tế Nigeria, ông Osagie Ehanire cho biết, dịch bệnh lạ này dường như không phải là Ebola hay sốt Lassa, hai loại dịch bệnh chết người từng bùng phát tại Tây Phi và cũng không giống với virus Corona mới gây viêm phổi tại Trung Quốc.
Đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ Nigeria vẫn chưa tìm ra cách chữa trị căn bệnh này, bởi chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) đang triển khai chiến dịch ứng phó khẩn cấp tại vùng bị ảnh hưởng cũng như thiết lập các biện pháp giám sát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nigeria nói riêng và khu vực châu Phi nói chung vốn là nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn thiếu hụt và yếu kém. Năm 2014, dịch bệnh do virus Ebola gây ra bùng phát mạnh mẽ ở châu Phi và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ebola đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người tại khu vực này. Gần đây nhất, dịch sốt Lassa cũng khiến trên 90 người Nigeria tử vong và hơn 1.000 người nhiễm.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố WHO đã đặt tên cho bệnh dịch khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019 do chủng mới của virus Corona gây ra là: “Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19”.
Ngày 13/2, cơ quan y tế ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tâm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, cho biết đã có 14.840 trường hợp mới được xác nhận, gần gấp 10 lần con số báo cáo một ngày trước đó. Số ca tử vong mới đã tăng lên 242, nhiều hơn gấp đôi một ngày trước.
Trong số các ca nhiễm mới, có 13.436 ca được xác nhận ở thành phố thủ phủ Vũ Hán, nơi virus được cho là khởi nguồn từ một khu chợ bán thịt sống và hải sản.
Như vậy, tổng số ca nhiễm trên toàn cầu là 60.063 với số tử vong tăng lên 1.363 người. Sở dĩ số ca nhiễm mới tăng mạnh là do thay đổi cách chẩn đoán để xác nhận các ca nhiễm Covid-19.
![]() |
Hai bệnh viện dã chiến Hoả Thần Sơn và Lôi Thần Sơn được xây dựng gấp rút để tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm Covid-19 (Ảnh: AP) |
Trước đó, cách thức đang được áp dụng ở cả Trung Quốc và thế giới là lấy dịch phết hầu họng để kiểm tra dấu vết axit nucleic của virus Corona chủng mới (RNA). Tuy nhiên, có trường hợp dù bị nhiễm bệnh nhưng khi được xét nghiệm bằng phương pháp này lại cho ra kết quả âm tính, dẫn tới điều trị sai và nguy cơ lây lan cho người khác.
Quá trình này cũng tốn khá nhiều thời gian và có trường hợp bệnh nhân phải xét nghiệm tới 4, 5 lần mới phát hiện nhiễm bệnh. Hơn thế nữa, các bộ dụng cụ xét nghiệm theo phương pháp này đang bị thiếu hụt nguồn cung tại Trung Quốc.
Từ tuần trước, giới chức y tế Hồ Bắc đã quyết định thêm phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) vào danh sách các phương pháp chẩn đoán nhiễm virus Corona chủng mới. Phương pháp này cho phép bệnh viện có thể cách ly các ca nhiễm nhanh hơn. Việc chụp CT ngực được cho là giúp các bác sĩ có thêm cơ sở để đưa ra kết luận, bởi virus Corona chủng mới chủ yếu tấn công vào phổi của người bệnh.
Các quan chức tỉnh Hồ Bắc nói rằng phương pháp nhanh gọn này giúp các bệnh nhân được đưa vào diện cách ly và điều trị thay vì chờ đợi các xét nghiệm chuyên sâu vốn rất tốn thời gian.
Tuy nhiên, việc chụp CT phổi cũng có rủi ro trong việc phân loại khi những bệnh nhân bị cúm mùa cũng có dấu hiệu viêm phổi trên ảnh chụp như bị mắc virus Corona. Theo tiến sĩ Peter Rabinowitz, đồng Giám đốc của trung tâm MetaCenter về Phòng dịch và Y tế toàn cầu của Đại học Washington (Mỹ), việc thay đổi phương pháp chẩn đoán cũng khiến việc theo dõi dịch bệnh khó hơn.
Ngày 13/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato thông báo đã có thêm 44 trường hợp được xác định nhiễm chủng mới của virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp trên du thuyền Diamond Princess, nâng tổng số ca nhiễm trên du thuyền này lên 218 người. Hiện Diamond Princess đang được cách ly ở thành phố Yokohama của Nhật Bản. Tàu khởi hành từ cảng Yokohama gần thủ đô Tokyo hôm 20/1 cùng 3.711 người và quay về ngày 3/2 vừa qua. Một hành khách đã xuống tàu ở Hong Kong (Trung Quốc) và sau đó được xác nhận nhiễm virus nCoV.
Bài liên quan
Thịt thú rừng có thể là nguyên nhân lây truyền dịch Ebola
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Ông lớn công nghệ Trung Quốc chật vật hoạt động vì dịch viêm phổi cấp
Trung Quốc chưa thể kiểm soát được sự lây lan nCoV, số người nhiễm bệnh trên toàn cầu tăng chóng mặt
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng
