Tag

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Thế giới 24h 15/04/2025 15:15
aa
Nhà nghiên cứu Lưu Anh, Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định lãnh đạo hai nước cùng nhau vạch ra kế hoạch mới.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Lưu Anh lưu ý rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn thăm Việt Nam là chuyến thăm đầu tiên trong năm nay và lãnh đạo hai nước đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị sâu sắc “mối tình thắm thiết Việt - Trung, vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Hai bên có ngành công nghiệp có tính bổ sung cho nhau cao và quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng chặt chẽ. Cả hai đều cam kết xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm nay cũng là năm đánh dấu 75 năm ngày Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa Việt Nam và Trung Quốc được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo dựng và được các nhà lãnh đạo kế tiếp của hai nước dày công vun đắp, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã trở thành tài sản chung quý giá của hai Đảng, hai nước. Nhân dân hai nước chung tay đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, hai nước là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Theo nhà nghiên cứu Lưu Anh, Việt Nam và Trung Quốc có chế độ chính trị tương đồng và con đường phát triển giống nhau. Cả hai đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và có mức độ tin cậy chính trị cao. Trong những năm gần đây, hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đã được tăng cường toàn diện. Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước tiến hành nhiều cuộc trao đổi và thăm lẫn nhau. Hai bên duy trì liên lạc chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược lớn và trao đổi ở mọi cấp độ ngày càng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược “3+3” về ngoại giao, công an và quốc phòng.

Bà Lưu Anh cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có sự tương đồng về chế độ chính trị, mà còn có sự hợp tác kinh tế và thương mại ngày càng chặt chẽ. Cả hai đều là những nền kinh tế tăng trưởng cao và đều đang nỗ lực đạt được mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Hợp tác kinh tế thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng, từ hàng dệt may đến đồ gia dụng, từ sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm công nghiệp, từ sản phẩm cơ điện đến ô tô năng lượng mới.

Nhà nghiên cứu này nhận định, kinh nghiệm hiện đại hóa của Trung Quốc có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác thực chất giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, như đổi mới khoa học – công nghệ hay kinh tế số, đang ngày càng đi vào chiều sâu. Những nỗ lực này, cùng với việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

Trong hợp tác kinh tế thương mại, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có thể tận dụng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cùng các hiệp định thương mại tự do khác và các nền tảng thành phố kết nghĩa quốc tế mà hai nước tham gia, mà còn dựa vào cơ chế hợp tác Mekong- Lan Thương, cơ chế hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để nâng cao vị thế của hai nước trong chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó đẩy nhanh sự phát triển năng suất chất lượng mới, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và phát triển chất lượng cao của Trung Quốc và Việt Nam. Sự phát triển kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Nhà nghiên cứu Lưu Anh nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam là hành trình tăng cường hợp tác thực chất giữa hai nước. Học giả Lưu Anh tin rằng, chuyến thăm này chắc chắn đạt được kết quả thiết thực, thúc đẩy quan hệ song phương; đạt mục tiêu tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn....

Bên cạnh đó, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam và hai nước Đông Nam Á khác là Malaysia và Campuchia lần này sẽ góp phần tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai bên ở phạm vi lớn hơn, lĩnh vực rộng hơn và cấp độ sâu hơn, đồng thời đưa kinh tế khu vực và thậm chí toàn cầu hóa kinh tế trở lại đúng hướng.

Theo TTXVN

baotintuc.vn

Đọc thêm

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu Di tích Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải) Thế giới 24h

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Phòng Triển lãm phát triển và mở cửa Phố Đông Thượng Hải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Sau khi kết thúc thành công chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại thành phố Thượng Hải và hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh.
Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Sáng 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).
Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".
Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Tối 25/6, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc).
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam Thế giới 24h

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF Thế giới 24h

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF

Ngày 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với ông Peter Brabeck-Letmathe, Chủ tịch lâm thời Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và ông Borge Brende, Chủ tịch điều hành WEF.
Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc Thế giới 24h

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Thế giới 24h

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA)

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, chiều 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Viện Kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA), GS. Tetsuya Watanabe.
Xem thêm