Xét xử vụ "bảo kê" chợ Long Biên: Bị hại khóc nức nở khi giáp mặt Hưng "kính"
![]() |
Các bị cáo tại tòa
Bài liên quan
Hành trình điều tra vụ “bảo kê” chợ Long Biên
Bắt giam 3 bị can liên quan đến vụ việc cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên
Giám đốc Công an Hà Nội lên tiếng việc PV điều tra vụ “bảo kê” chợ Long Biên bị dọa giết
Sáng nay 25/7, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo về tội "Cưỡng đoạt tài sản" trong vụ án thu tiền "bảo kê" xảy ra tại chợ Long Biên (quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Kim Hưng ( tức Hưng “ kính” , trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội), cựu tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên; Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến "hói"), Lê Thanh Hải (tức Hải "gió"), Nguyễn Mạnh Long (tức Long "cao") và Dương Quốc Vương (tức Vương "lợn") - nhân viên tổ bốc dỡ hàng hóa số 2.
Nhóm của Hưng “kính” bị cáo buộc liên quan đến những vụ chèn ép, thu tiền bảo kê sai luật diễn ra tại chợ Long Biên. Mở đầu phiên tòa, HĐXX tiến hành kiểm tra căn cước. Cả 5 bị cáo và đại diện bị hại đều có mặt tại tòa.
Theo cáo trạng, từ năm 2008, chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972, cùng trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên. Trong quá trình kinh doanh, chị Nga bị nhóm của Hưng “kính” yêu cầu nộp tiền “bảo kê” dưới hình thức mua lốt xe. Bị nhóm của Hưng “kính” chèn ép dưới nhiều hình thức khác nhau, vợ chồng chị Nga đã có đơn tố cáo lên công an. Qua quá trình điều tra, cơ quan công an đã khởi tố lần lượt 5 bị cáo trong nhóm của Hưng “kính” với tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”.
![]() |
Chị Nghiêm Thúy Nga khóc tại tòa. |
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Kim Hưng một mực phủ nhận việc điều hành đường dây “bảo kê” chợ Long Biên. “Bị cáo thấy cáo trạng không đúng. Bị cáo làm ở chợ Long Biên từ năm 1991, với nhiệm vụ là tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa. Việc hàng ngày của bị cáo là họp giao ban với BQL chợ. Chị Nga kinh doanh hoa quả. Trước đây, chị Nga từng bị xã hội đen đánh, bị cáo phải can thiệp. Về hợp đồng bốc dỡ là do BQL chợ Long Biên ký với các hộ kinh doanh. Tất cả các hộ kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc là cho nhân viên của Ban quản lý chợ bốc xếp”, bị cáo Nguyễn Kim Hưng khai trước tòa và khẳng định mình không tham gia vào việc "bảo kê" hay chèn ép tiểu thương.
Có mặt tại tòa, bị hại là chị Nghiêm Thúy Nga bật khóc nức nở. Theo lời khai chị này, trong suốt quá trình kinh doanh tại chợ với mặt hàng hoa quả, vợ chồng chị chưa hề thuê nhân viên của tổ bốc xếp số 2 do Hưng “kính” làm tổ trưởng.
Nhưng vẫn có các nhân viên của tổ nhảy lên xe hàng hoặc cho người uy hiếp, bắt chị phải nộp phí bốc dỡ. Trong đó, đối tượng Cường "nghiện" luôn trong tình trạng "phê" ma túy khi nhảy lên xe hàng, khủng bố tinh thần vợ chồng chị.
Đặc biệt, bị cáo Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”) là người đã uy hiếp tinh thần chị rất nhiều. Có lần, bị cáo Hải đến thu tiền, nhổ vào mặt, xỉ vả chị. "Tôi quay mặt vào trong khóc rồi bỏ về nhà vì không thể chịu đựng được nữa... Đã có lần tôi tự tử vì không chịu được áp lực, may được chồng can ngăn", lời chị Nga.
Bị hại cũng cho rằng, bị cáo Hưng từng tuyên bố sẽ “tiêu diệt" chị, cho chị phải ra khỏi chợ. Vợ chồng chị buộc phải nộp tiền để yên ổn làm ăn.
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhóm cựu lãnh đạo Tổng công ty chè Việt Nam lĩnh án

Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm "rửa tiền" và "đánh bạc" với số tiền hơn 500 tỷ đồng do đối tượng người Yên Thành cầm đầu

Bắt đối tượng vận chuyển vàng trái phép từ Lào về Việt Nam

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

Thanh Hoá: Bắt ổ nhóm bảo kê thu tiền của những người kinh doanh tại biển Hải Tiến

Khống chế đối tượng sử dụng giấy tờ giả, tàng trữ đạn, pháo

Công an Hà Nội tìm bị hại vụ cướp giật điện thoại ngày 10/4

Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 4kg vàng

Cảnh sát hiệp đồng dập tắt vụ cháy tại rừng quốc gia Ba Vì
