Tag

Xây dựng văn hóa đọc cho thế hệ trẻ

Văn hóa 27/08/2020 08:58
aa
TTTĐ - “Văn hóa đọc” hiểu nôm na chính là thái độ, cách ứng xử của mỗi người với tri thức sách vở. Một thực tế rõ ràng là văn hóa đọc ngày nay không đủ sức thu hút đông đảo các bạn trẻ.
Niềm vui của những người làm công tác thư viện và yêu văn hóa đọc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã lan tỏa rất mạnh mẽ Lan tỏa văn hóa đọc với “The Hidden Book” “Đọc sách vì tương lai”: Phát triển văn hóa đọc trong thiếu niên, nhi đồng

Những nguyên nhân khiến giới trẻ thờ ơ với sách truyện

Ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo dùng trong trường học, hiếm có bạn học sinh nào được hỏi mà trả lời dùng tiền để mua các loại sách khác hoặc dùng thời gian rảnh rỗi để tới thư viện, hiệu sách tìm đọc nhiều loại sách khác nhau.

1008 bong
Cần xây dựng văn hóa đọc cho học sinh từ nhỏ

Công nghệ số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng, mọi người có thể đọc trang sách điện tử bất cứ thời gian nào và ở bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút giới trẻ theo dõi, từ đó họ lơ là việc đọc sách. Không ít bạn trẻ cho rằng: “Cứ tra Google là biết hết”. Nhận định này rất nhầm vì không phải cái gì Google cũng lưu trữ, hơn nữa, tính xác thực của nó vẫn còn nhiều điều cần bàn.

Một thực tế nữa, giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng… Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích như việc đọc sách hằng ngày.

1011 tung bung pho sach xuan dinh dau 2017 38 9715
Xây dựng Phố Sách nhằm đánh thức văn hóa đọc với độc giả, đặc biệt là lớp trẻ

Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho con trẻ. Phụ huynh vì bận rội với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí.

Ngoài lý do chủ quan, bàn tới văn hóa đọc của các bạn trẻ cũng phải đề cập tới lý do khách quan về vấn đề xuất bản, kinh doanh sách. Nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, lành mạnh hoặc chủ yếu sưu tầm, tập hợp của nhiều sách khác làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. Có cuốn sách dầy cộp, giá “trên trời”, có cuốn là sách lậu, kém chất lượng. Thị trường sách tại các tỉnh cũng chưa thực sự phong phú, nhiều đầu sách hay, có giá trị nhưng rất khó để tìm đọc, tìm mua do không được bày bán trên thị trường.

Giải pháp khắc phục tình trạng lười đọc sách

Với tình trạng "lười đọc" tại Việt Nam, ý tưởng lồng ghép hoạt động đọc sách vào trường học được kỳ vọng sẽ nâng cao văn hóa đọc, nuôi dưỡng thói quen tốt cho học sinh từ khi còn nhỏ.

Mới đây, Hội Xuất bản Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp ý điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông với nội dung đưa tiết đọc sách vào chương trình học chính khóa. Đề xuất này đã thu hút sự chú ý của giới làm sách, trong bối cảnh văn hóa đọc đang bị những loại hình giải trí kỹ thuật số (phim ảnh, Internet, TV, games...) lấn át.

“Đứng ở góc độ người làm biên khảo, tôi cho rằng đề xuất này rất thú vị và đáng ra nó phải được làm từ lâu. Văn hóa đọc chỉ có thể được chấn hưng nếu như có cái bắt tay giữa ngành xuất bản và ngành giáo dục”, anh Hải An, một người làm sách chia sẻ và cho biết thêm: “Với tư cách là một phụ huynh, tôi luôn muốn con mình cầm trên tay cuốn sách hơn là chiếc điện thoại di động. Công nghệ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta nhưng chưa thể thay thế được sách vở”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cũng cho rằng đề xuất này là khả thi, phù hợp với quan điểm của bộ sách “Cánh diều” mà Giáo sư làm tổng chủ biên.

Trong số 5 bộ sách giáo khoa dùng cho chương trình phổ thông mới (năm học 2020 - 2021), đến nay chỉ có bộ sách Tiếng Việt “Cánh diều” của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đưa hoạt động đọc sách vào chương trình. Giờ “Tự đọc sách báo” sẽ diễn ra trong 2 tiết/tuần và được sắp xếp ở cuối mỗi bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt, kể từ phần “Luyện tập tổng hợp” của lớp 1 (khi học sinh đã học hết các chữ cái và vần) cho đến hết bậc tiểu học, theo dự định của nhóm làm sách.

Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, so sánh từ thị trường tiêu thụ sách giữa Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia có thể thấy văn hóa đọc của người Việt thấp hơn hẳn. Một trong những số liệu thể hiện điều này đến từ báo cáo của Hiệp hội Nhà xuất bản Thế giới (International Publishers). Cụ thể, Việt Nam chỉ có 161 Nhà xuất bản, trong khi con số này của Thái Lan là hơn 500, của Indonesia là hơn 8.000 (gộp cả báo và tạp chí.)

Một chuyên viên ngành xuất bản cho biết nếu như ở Việt Nam, con số in 10.000 bản đã thuộc loại best-seller (bán chạy) thì tại Thái Lan, đầu sách ăn khách có thể bán được cả triệu bản...

Do đó, để xây dựng văn hóa đọc cho học sinh từ nhỏ, Giáo sư Thuyết và những cộng sự đã xây dựng tiết "Tự đọc sách báo" trong chương trình của mình. “Mục đích của giờ “Tự đọc sách báo” là để học sinh vận dụng những điều các em học được vào trong cuộc sống. Ở lớp 1, các em học chữ, học vần, để đọc được thì phải ứng dụng vào cuộc sống. Các em được hướng không chỉ đọc sách mà còn đọc báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong...”, Giáo sư Thuyết giải thích.

Trong bộ sách "Cánh diều", việc điều phối hoạt động đọc sách và hướng dẫn lựa chọn đầu sách sẽ do giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt triển khai, theo hướng dẫn cụ thể trong sách hướng dẫn giáo viên của bộ sách này.

Một số chuyên gia cũng cho rằng người lớn, cụ thể là cha mẹ và giáo viên phải có trách nhiệm với việc đọc sách của con em mình nhưng khuyến khích con đọc sách mà bản thân bố mẹ cũng “cắm” mặt vào TV, điện thoại thì cũng chẳng khác nào hô khẩu hiệu suông.

Vì vậy, ý tưởng kết hợp giữa việc nâng cao văn hóa đọc và sử dụng các thiết bị điện tử không phải là mới nhưng thực tế chưa có nền tảng, ứng dụng nào hỗ trợ kết nối giữa gia đình, nhà trường, học sinh và các đầu sách phù hợp. Các thư viện trường học có thể “sa đà” vào việc tăng về số lượng thay vì chất lượng.

Ngoài ra, một số thể loại sách chưa chú ý đến sự phù hợp về năng lực ngôn ngữ của trẻ, số lượng các thuật ngữ nhiều, cấu trúc diễn đạt phức tạp, nội dung và cách tiếp cận mang tính hàn lâm. “Điều này dẫn đến việc nhiều học sinh khi đã đọc thông thạo rồi, các em có thể rất thích đọc sách, truyện nhưng việc đọc lại không thực sự mang lại hiệu quả”, thầy Nguyễn Hữu Long, người sáng lập dự án "Táo giáo dục", chuyên hỗ trợ các thầy cô bổ sung, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đánh giá.

Trong bối cảnh như vậy, trang bị tủ sách thôi là chưa đủ, mà quan trọng nhất là có thầy cô điều phối, hướng dẫn đọc sách khi ở lớp và khi về nhà.

“Không chỉ đơn giản là dặn dò “các con nhớ đọc thêm ở nhà”, các thầy cô phải đưa ra một danh sách những cuốn cần đọc theo độ tuổi, có thể cung cấp các mẫu phiếu, các bài tập và công cụ để học sinh biết cần đọc, cần ghi nhớ, ghi chép thông tin gì về kiến thức, về tác giả...”, thầy Nguyễn Hữu Long đúc rút từ trải nghiệm của bản thân.

Đọc thêm

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm