Tag

Vụ TADAPHACO quảng cáo "Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV": Có dấu hiệu vi phạm?

Bảo vệ người tiêu dùng 03/04/2022 21:09
aa
TTTĐ - Trước những thông tin quảng cáo sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" của Công ty TADAPHACO, nhiều ý kiến của luật sư cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo...
Vụ TADAPHACO quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc điều trị COVID-19: Xử lý nghiêm nếu vi phạm! TADAPHACO có vi phạm quảng cáo "Viên Thảo Mộc H2VV" như thuốc điều trị COVID-19?

Có dấu hiệu vi phạm quảng cáo?

Liên quan đến việc Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) quảng cáo sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" như thuốc điều trị COVID-19, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tham vấn thêm ý kiến của luật sư để hiểu rõ tính pháp lý.

Theo luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, dựa trên những thông tin mà Công ty TADAPHACO đăng trên website thì có cơ sở cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo.

Luật sư Hồng cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm phải phải đăng ký cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, các hình thức quảng cáo phải tuân thủ pháp luật, không gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

"Đối với vụ việc này, để xác định doanh nghiệp có vi phạm hay không thì cơ quan chức năng, trong đó Cục An toàn thực phẩm phải vào cuộc xác minh, làm rõ. Những thông tin mà Công ty TADAPHACO dễ gây hiểu nhầm sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" có thể hỗ trợ chữa được COVID-19", luật sư Lam Hồng nhận định.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, một cán bộ Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nắm được thông tin sẽ báo cáo lãnh đạo để kiểm tra và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo là "khắc tinh' của COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

"Thời gian qua, trước thực trạng nhiều đơn vị quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc kiểm tra và đã liên tiếp đưa ra các cảnh báo đối với người tiêu dùng", vị này cho biết.

Như chúng tôi đã thông tin vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và các kênh truyền thông xuất hiện thông tin về công dụng của sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" có khả năng hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân F0 hay giải pháp vàng cho người mắc COVID-19…

Việc sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo như vậy có thể là nhằm thu hút khách hàng nhưng cũng dễ gây lầm tưởng cho người tiêu dùng về một sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Theo đó, trên website http://tadaphaco.vn/ được cho là của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) đã đăng tải hàng loạt các bài viết với tiêu đề “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giải pháp cho người COVID và hậu COVID”; Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV - công thức độc đáo hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng; 50.000 hộp thuốc thảo mộc đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19…

Cụ thể, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo an toàn, lành tính mà hiệu quả hỗ trợ F0 khỏi bệnh lại khá nhanh chóng kể cả cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai bên cạnh phương pháp điều trị COVID-19 bằng thuốc Tây.

Thậm chí, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" còn được xem như “khắc tinh của COVID-19” hay “giải pháp vàng hỗ trợ phòng, trị COVID-19”.

"Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giúp hỗ trợ bổ phế, giảm ho, long đờm, giúp cải thiện các triệu chứng như đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi do cảm lạnh, hỗ trợ giảm ngứa họng, đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài… tốt cho các bệnh nhân giai đoạn đầu mắc COVID-19 và hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính với virus SARS-CoV-2 xuống còn khoảng 4-9 ngày", một đoạn quảng cáo viết trên website http://tadaphaco.vn/.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Quảng cáo hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

Cùng với đó, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo đánh giá là thuốc đông y hữu hiệu, trợ thủ đắc lực giúp sức khỏe của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 được cải thiện, hạn chế tối đa những chuyển biến xấu.

Mặc dù được quảng cáo như sản phẩm thuốc có thể hỗ trợ điều trị COVID-19, tuy nhiên, theo tìm hiểu, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh.

Xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hiện nay, tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng (bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt) vẫn xảy ra, phổ biến là quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã thẩm định.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là nhiều loại thực phẩm đang được “thần thánh hóa”, coi như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh được quảng cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội (Facebook, Zalo…) chiếm phần lớn nhằm lừa gạt người tiêu dùng.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Viên thảo mộc "Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính COVID-19 xuống còn khoảng 4-9 ngày (Ảnh chụp màn hình)

Thực tế, từ những quảng cáo quá mức về tính năng, tác dụng của các loại thực phẩm chức năng, thậm chí, người ta sẵn sàng mạo danh, mượn hình ảnh của cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế để gắn vào nội dung quảng cáo hoặc nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, Facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo bệnh viện cho người bệnh nhằm mục đích quảng cáo thực phẩm chức năng.

Với những chiêu trò tinh vi như vậy, không ít người đã bỏ khá nhiều tiền mua với niềm tin sẽ chưa khỏi bệnh, nhưng kết quả nhận được là sự thất vọng. Nguy hiểm hơn, vì tin và sử dụng thực phẩm chức năng như là thuốc nên rất nhiều bệnh nhân đã không đến cơ sở y tế để điều trị và bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Công An và UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo Bộ Y tế, bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Công thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý An toàn thực phẩm; Thanh tra tỉnh, thành phố) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.

Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng, gười dân mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ làm căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng được thành lập vào tháng 10/2016, địa chỉ trụ sở chính tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Nhà máy sản xuất tại tiểu khu Liên Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, gồm có: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác; Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, hàng gốm, sứ, thủy tinh, đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện, giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự...

Ở thời điểm thành lập, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng có vốn điều lệ 900 triệu đồng, với 3 cá nhân góp vốn gồm: Vũ Thị Đức (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn; Trần Như Quỳnh (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn và Trần Thị Thúy Hằng (HKTT: Huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn. Công ty thời điểm đó do bà Vũ Thị Đức (SN 1960) làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Đến thời điểm tháng 8/2021, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng nâng vốn lên 26 tỷ đồng. Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty đã được thay đổi sang ông Vũ Tuấn Anh (SN 1990, HKTT: Thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Được biết, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng cũng từng liên quan tới lùm xùm xảy ra vào cuối năm 2020, khi các cơ quan báo chí đã phát hiện và đăng tải loạt bài về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand tổ chức hàng loạt tour du lịch 0 đồng, thăm quan nhà máy sản xuất sữa Newzealand để đội lốt bán hàng đa cấp. Sau vụ lùm xùm đó, khu nhà máy của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng đã tạm dừng hoạt động một thời gian.

Đọc thêm

Bài 4: Không khoan nhượng với hàng giả, hàng nhái, thuốc lá điện tử Bảo vệ người tiêu dùng

Bài 4: Không khoan nhượng với hàng giả, hàng nhái, thuốc lá điện tử

TTTĐ - Với quyết tâm cao độ, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh đã cho thấy một năm hoạt động hiệu quả, đạt được nhiều thành tích đáng kể trong việc đảm bảo ổn định thị trường. Hướng về năm 2025, đơn vị tiếp tục nỗ lực, quyết liệt hơn nữa để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bài 3: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Nhịp sống phương Nam

Bài 3: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Hình thức mua bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội đang trở nên phổ biến và trở thành kênh phân phối hàng hóa quan trọng của nền kinh tế số. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh này đang bị một số người bán hàng lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu… gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của khách hàng.
Bài 2: Cẩn trọng với mỹ phẩm giá rẻ tại các chợ truyền thống Bảo vệ người tiêu dùng

Bài 2: Cẩn trọng với mỹ phẩm giá rẻ tại các chợ truyền thống

TTTĐ - Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mỹ phẩm với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán hàng mỹ phẩm nhập lậu, giả mạo, kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các chợ truyền thống và trên các sàn thương mại điện tử, qua đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Bài 1: Hàng giả, hàng nhái, cơn sốt giá rẻ “đốt cháy” thương hiệu Bảo vệ người tiêu dùng

Bài 1: Hàng giả, hàng nhái, cơn sốt giá rẻ “đốt cháy” thương hiệu

TTTĐ - Khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao sẽ kéo theo những áp lực về kiểm soát thị trường càng lớn, đặc biệt là dịp cận Tết, hàng giả, hàng nhái len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị trường. Chính vì vậy, việc ngăn chặn, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời điểm này là hết sức cần thiết, nhằm duy trì sự ổn định của thị trường.
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Công ty Giám định Vinacontrol Bảo vệ người tiêu dùng

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Công ty Giám định Vinacontrol

TTTĐ - Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP Hồ Chí Minh vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiến nghị UBND TP HCM xử phạt các sai phạm liên quan công tác kiểm nghiệm, cấp phép cho đơn vị phân bón.
Người dân cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm Bảo vệ người tiêu dùng

Người dân cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm

TTTĐ - Cuối năm là thời điểm các loại tội phạm gia tăng hoạt động, trong đó tội phạm lừa đảo diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi, vì vậy người dân cần đề cao cảnh giác.
Phát hiện nhiều sản phẩm thuốc thú y vi phạm chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện nhiều sản phẩm thuốc thú y vi phạm chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện và xử lý nhiều cửa hàng trên địa bàn kinh doanh sản phẩm thuốc thú y không đảm bảo chất lượng theo quy định.
Nghệ An: Khởi tố Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại ECOTECH Bảo vệ người tiêu dùng

Nghệ An: Khởi tố Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại ECOTECH

TTTĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh Đàn - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại ECOTECH có địa chỉ tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội “Xâm phạm quyền sở hữu Công nghiệp” theo quy định tại khoản 1, Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Bột ngọt Meizan đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam Bảo vệ người tiêu dùng

Bột ngọt Meizan đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam

TTTĐ - Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế Nam Dương (Công ty Nam Dương) vừa có thông tin khẳng định sản phẩm bột ngọt mang thương hiệu Meizan đạt đầy đủ các chứng nhận uy tín về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội từ các tổ chức quốc tế; tuân thủ nghiêm túc các quy định về nhãn mác, bác bỏ các thông tin sai lệch trên một số phương tiện truyền thông gây hiểu nhầm đối với người tiêu dùng.
Liên tiếp phát hiện Công ty CP Vật tư kỹ thuật Nông lâm nghiệp Quảng Ngãi bán hàng kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Liên tiếp phát hiện Công ty CP Vật tư kỹ thuật Nông lâm nghiệp Quảng Ngãi bán hàng kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tục phát hiện nhiều sản phẩm là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng tại Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông lâm nghiệp Quảng Ngãi (địa chỉ tại số 94, Nguyễn Chánh, TP Quảng Ngãi).
Xem thêm