Tag

TADAPHACO có vi phạm quảng cáo "Viên Thảo Mộc H2VV" như thuốc điều trị COVID-19?

Bảo vệ người tiêu dùng 05/03/2022 08:00
aa
TTTĐ - Sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" của Công ty TADAPHACO đang được quảng cáo là "khắc tinh" của COVID-19, dễ gây lầm tưởng cho người tiêu dùng về một sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
Tăng thời hạn sử dụng của vắc xin COVID-19 Spikevax Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị trẻ nhiễm COVID-19 tại nhà Khẩu trang vẫn là phương pháp hữu hiệu trong phòng ngừa COVID-19

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội và các kênh truyền thông xuất hiện thông tin về công dụng của sản phẩm “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV” có khả năng hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19 hay giải pháp vàng cho người mắc COVID-19…

Việc sản phẩm “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV” được quảng cáo như vậy có thể là nhằm thu hút khách hàng nhưng cũng dễ gây lầm tưởng cho người tiêu dùng về một sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Theo đó, trên website http://tadaphaco.vn/ được cho là của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) đã đăng tải hàng loạt các bài viết với tiêu đề “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giải pháp cho người COVID và hậu COVID”; Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV - Công thức độc đáo hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng; 50.000 hộp thuốc thảo mộc đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19…

TADAPHACO có vi phạm quảng cáo
Sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo là "khăc tinh' của COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, sản phẩm “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV” được quảng cáo an toàn, lành tính mà hiệu quả hỗ trợ F0 khỏi bệnh lại khá nhanh chóng kể cả cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai bên cạnh phương pháp điều trị COVID-19 bằng thuốc Tây.

Thậm chí, sản phẩm “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV” còn được xem như “khắc tinh của COVID-19” hay “giải pháp vàng hỗ trợ phòng, trị COVID-19”.

"Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giúp hỗ trợ bổ phế, giảm ho, long đờm, giúp cải thiện các triệu chứng như đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi do cảm lạnh, hỗ trợ giảm ngứa họng, đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài… tốt cho các bệnh nhân giai đoạn đầu mắc COVID-19 và hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính với virus SARS-CoV-2 xuống còn khoảng 4-9 ngày", một đoạn quảng cáo viết trên website http://tadaphaco.vn/.

Cùng với đó, sản phẩm "Viên Đông Y Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo đánh giá là thuốc đông y hữu hiệu, một trợ thủ đắc lực giúp sức khỏe của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 được cải thiện, hạn chế tối đa những chuyển biến xấu.

TADAPHACO có vi phạm quảng cáo
Quảng cáo hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

Mặc dù được quảng cáo như sản phẩm thuốc có thể hỗ trợ điều trị COVID-19, tuy nhiên, theo tìm hiểu, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh.

Cụ thể, sản phẩm này được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2575/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp ngày 17/9/2021 với công dụng: Hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ cải thiện các biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi do cảm lạnh, hỗ trợ giảm ngứa họng, đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài.

Theo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 7570/2021/ĐKSP do Cục An toàn thực phẩm cấp ngày 16/8/2021, sản phẩm có tên gọi là "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" do Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) là đơn vị sản xuất, công bố và chịu trách nhiệm khi lưu hành trên thị trường.

TADAPHACO có vi phạm quảng cáo
Theo giấy phép quảng cáo, sản phẩm này không có công dụng hỗ trợ điều trị COVID-19

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng được thành lập vào tháng 10/2016, địa chỉ trụ sở chính tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Nhà máy sản xuất tại tiểu khu Liên Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, gồm có: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác; Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, hàng gốm, sứ, thủy tinh, đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện, giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự...

Ở thời điểm thành lập, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng có vốn điều lệ 900 triệu đồng, với 3 cá nhân góp vốn gồm: Vũ Thị Đức (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn; Trần Như Quỳnh (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn và Trần Thị Thúy Hằng (HKTT: Huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn. Công ty thời điểm đó do bà Vũ Thị Đức (SN 1960) làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

TADAPHACO có vi phạm quảng cáo
"Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính COVID-19 xuống còn khoảng 4-9 ngày (Ảnh chụp màn hình)

Đến thời điểm tháng 8/2021, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng nâng vốn lên 26 tỷ đồng. Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty đã được thay đổi sang ông Vũ Tuấn Anh (SN 1990, HKTT: Thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Được biết, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng cũng từng liên quan tới lùm xùm xảy ra vào cuối năm 2020, khi các cơ quan báo chí đã phát hiện và đăng tải loạt bài về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand tổ chức hàng loạt tour du lịch 0 đồng, thăm quan nhà máy sản xuất sữa Newzealand để đội lốt bán hàng đa cấp. Sau vụ lùm xùm đó, khu nhà máy của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng đã tạm dừng hoạt động một thời gian.

Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, các ca nhiễm ngày càng tăng cao, do đó, nhu cầu phòng chống dịch bệnh của người dân tăng lên. Lợi dụng việc này, một số tổ chức, cá nhân đã tự công bố sản phẩm, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng kháng virus, kháng COVID-19...

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thực phẩm cũng đã liên tục đưa ra cảnh báo các loại thực phẩm chức năng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học... không có tác dụng chữa bệnh, điều trị bệnh, đặc biệt là điều trị bệnh COVID-19. Qua quá trình kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng đã xử lý một số đơn vị vi phạm

Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp trong nước sản xuất thuốc điều trị COVID-19, gồm có các loại thuốc: Thuốc Molravir 400 có số đăng ký lưu hành: VD3-166-22; Thuốc Movinavir có số đăng ký lưu hành: VD3-167-22 (chứa 200mg hoạt chất molnupiravir); Thuốc Molnupiravir Stella 400mg có số đăng ký lưu hành: VD3-168-22.

Văn Thành Nhân

Đọc thêm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Xem thêm