Tag

Vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân: Cần đảm bảo thượng tôn pháp luật, không tạo tiền lệ xấu

Bạn đọc 07/04/2019 11:50
aa
TTTĐ – Với những sai phạm trong vụ bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân đã được Thanh tra Bộ Tư pháp chỉ ra, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng cần hủy kết quả và đấu giá lại theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi Nhà nước và những doanh nghiệp chân chính. Qua đó, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tránh “thỏa hiệp”, hợp thức hóa cho sai phạm, tạo tiền lệ xấu.

Vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân: Cần đảm bảo thượng tôn pháp luật, không tạo tiền lệ xấu

Cần hủy kết quả và bán đấu giá lại dự án KDC Hòa Lân vì Văn phòng Công chứng Thành phố Mới (Bình Dương) công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá trái luật

Bài liên quan

Vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân: Không thỏa hiệp để hợp thức hóa cho sai phạm

Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc bán đấu giá tài sản thế chấp

Cần làm rõ dấu hiệu sai phạm của Công ty Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn

Bình Dương: Khuất tất vụ đấu giá ngàn tỷ tại dự án KDC Hoà Lân

Có đủ căn cứ để hủy kết quả đấu giá?

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh, vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) đã được Thanh tra Bộ Tư pháp chỉ ra tại Kết luận thanh tra số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018. Vụ việc sau đó được các báo liên tục “mổ xẻ”, phản ánh. Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng thu hút được nhiều độc giả, dư luận quan tâm, đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và cả Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo làm rõ. Hiện tại, vụ việc vẫn đang chờ kết quả điều tra từ các cơ quan chức năng.

Còn mới đây, thông tin từ Agribank Chợ Lớn cho biết, ngày 15/3/2019, Công ty Kim Oanh đã thanh toán đủ số tiền mua tài sản đấu giá là 1.353 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, việc nộp đủ tiền của Công ty Kim Oanh lúc này cũng chỉ là động thái khắc phục một phần hậu quả, còn về bản chất từ đầu nó vẫn là sai phạm.

Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng, Đoàn Luật sư TP HCM nhận định: Căn cứ theo Kết luận số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018 của Thanh tra Bộ Tư pháp đã chỉ ra, trong vụ việc này có rất nhiều đơn vị đã vi phạm nguyên tắc và quy định về bán đấu giá tài sản. Trong đó, vi phạm cả về Luật dân sự, Luật kinh doanh Bất động sản và vi phạm Nghị định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Theo Luật sư Phan Mạnh Thăng, dựa theo hồ sơ vụ việc có thể thấy, việc bán đấu giá dự án nói trên đã vi phạm vào điểm c, khoản 1, Điều 117 của Luật dân sự 2015, quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; Vi phạm Điều 122 của Luật dân sự, quy định về “giao dịch dân sự vô hiệu”; Vi phạm Điều 12, mục 5, Nghị định số 76/2015, ngày 10/9/2015 quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản; Vi phạm Điều 48 của Luật kinh doanh bất động sản và đặc biệt, vi phạm Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ mà Thanh tra Bộ Tư pháp đã chỉ ra ở Kết luận số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018.

Phần đất dự án KDC Hòa Lân bị bán đấu giá có nhiều khuất tất và vi phạm pháp luật
Phần đất dự án KDC Hòa Lân bị bán đấu giá có nhiều khuất tất và vi phạm pháp luật

Còn theo một chuyên gia luật phân tích, theo Kết luận Thanh tra và hồ sơ đã thể hiện, quá trình tổ chức bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân có nhiều dấu hiệu vi phạm và khuất tất. Cụ thể, tại thông báo bán đấu giá lần 3, ngày 16/10/2015 có Công ty Hoà Bình Xanh tham gia đấu giá, nhưng không hiểu lý do gì Công ty đấu giá Nam Sài Gòn lại có công văn thông báo cho phía ngân hàng biết không có khách hàng nào tham gia.

Tương tự, tại thông báo bán đấu giá lần 6 ngày 10/5/2016, Công ty TNHH MTV Hoà An Lộc nộp đơn đăng ký mua tài sản bán đấu giá, nhưng ngày 23/5/2016, Công ty đấu giá Nam Sài Gòn cũng lại thông báo cho ngân hàng là không có khách hàng tham gia.

Tiếp đó, ngày 31/5/2016, tại thông báo bán đấu giá lần 7, có 2 công ty đăng ký tham gia đấu giá là Công ty TNHH MTV Hoà An Lộc và Công ty Hoà Bình Xanh, nhưng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn tiếp tục thông báo cho ngân hàng biết không có khách hàng tham gia đấu giá… Tất cả việc trên chứng minh có dấu hiệu không trung thực ở đây.

Trải qua 11 phiên, giá trị tài sản đấu giá cũng lần lượt được điều chỉnh giảm xuống, từ 1.467,7 tỷ đồng chỉ còn 963 tỷ đồng (giảm đến 504,7 tỷ đồng).

Đến phiên đấu giá lần thứ 12 ngày 25/5/2017 thì có đơn vị trúng đấu giá là Công ty A Đông Hải (nay đổi tên thành Công ty Kim Oanh) với giá trúng đấu giá là 1.353 tỷ đồng (thấp hơn giá khởi điểm lần 2 hơn 85 tỷ đồng và lần 3 là hơn 13 tỷ đồng).

Vị chuyên gia luật phân tích thêm: Từ khi bán đấu giá đến nay, Công ty Kim Oanh đã 4 lần vi phạm cam kết về thời hạn thanh toán được ký kết trong các văn bản với Agribank Chợ Lớn.

Trong khi đó, Agribank Chợ Lớn lại không có biện pháp kiên quyết xử lý đối với Công ty Kim Oanh khi để công ty này trì hoãn thời gian trả nợ, vi phạm Quy chế đấu giá, Thông báo đấu giá và quy định ban đầu do chính ngân hàng đưa ra tại Công văn số 196/NHNoCL-TD ngày 28/4/2017. Sự việc này đã gây thất thoát tài sản của Nhà nước và làm thiệt hại lớn cho Công ty Thiên Phú – đơn vị bị thu hồi nợ, đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House).

Trong khi Agribank Chợ Lớn thiếu kiên quyết, bỏ qua nguyên tắc thì Công ty đấu giá Nam Sài Gòn lại không kiểm tra thông tin do ngân hàng cung cấp. Vì thế, khi ban hành Quy chế bán đấu giá và Thông báo bán đấu giá tài sản đã có nội dung khác nhau về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán tiền mua tài sản, nhưng vẫn tổ chức bán đấu giá. Điều này vi phạm Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với Agribank Chợ Lớn là đơn vị ký kết với Công ty đấu giá Nam Sài Gòn để tổ chức bán đấu giá đất dự án KDC Hòa Lân nhưng không tiến hành đo vẽ chính xác diện tích đất, nên sau khi đấu giá thành mới đo đạc lại đã thiếu 8.500 m2 so với diện tích đấu giá.

Đặc biệt nghiêm trọng hơn, sau khi Công ty A Đông Hải (nay là Công ty Kim Oanh) trúng đấu giá, đơn vị tổ chức bán đấu giá là Công ty đấu giá Nam Sài Gòn đã ký hợp đồng mua bán số 01–10/2017/HĐMBTSBĐS ngày 01/7/2017, trong khi Công ty Kim Oanh chưa thực hiện xong việc xin chuyển đổi chủ đầu tư để được trực tiếp đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề này, Luật sư Phan Mạnh Thăng cho rằng, từ việc ký hợp đồng trên, Công ty Kim Oanh đã đem hợp đồng đi công chứng là sai luật, gây khó khăn trong việc xử lý khắc phục hậu quả do các sai phạm gây ra.

Văn phòng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn trước đây, còn 2 năm qua, công ty này dời đi đâu, làm gì thì các cơ quan chức năng đang xác minh
Văn phòng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn trước đây, còn 2 năm qua, công ty này dời đi đâu, làm gì thì các cơ quan chức năng đang xác minh

Không chỉ vậy, đáng chú ý nữa theo các chuyên gia, trong tổng diện tích dự án KDC Hòa Lân được bán đấu giá (490.765,1m²), có tới 246.853,1m² thuộc đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Đối với phần diện tích này, theo quy định sẽ không được giao dịch với bất cứ hình thức nào, chỉ có thể được chuyển đổi nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Bình Dương đồng ý cho chuyển đổi chủ đầu tư dự án. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, phần đất này vẫn được giao cho công ty đấu giá mang ra bán.

Cần thượng tôn pháp luật, không tạo tiền lệ xấu

Từ những căn cứ nêu trên, nhiều chuyên gia pháp lý sau khi phân tích hồ sơ đều có chung nhận định, cơ quan chức năng nên xem xét hủy bỏ kết quả đấu giá ngày 25/5/2017 và tổ chức bán đấu giá lại theo đúng quy định của pháp luật, để giảm thiểu tối đa thất thoát tài sản của Nhà nước, cũng như tránh những thiệt hại đáng tiếc cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Đồng quan điểm trên, theo Luật gia Nguyễn Hiếu, nếu tổ chức bán đấu giá lại theo quy định, giá trị của dự án sẽ được nâng cao, Nhà nước và doanh nghiệp đều có lợi. Đó là việc cần làm ngay, góp phần làm trong sạch và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản lúc này. “Không chỉ vậy, cần nhìn thẳng sự thật là việc Công ty Kim Oanh thanh toán đủ số tiền mua tài sản đấu giá lúc này chỉ là động thái hợp thức hóa cho sai phạm, khắc phục một phần hậu quả mà thôi. Bản chất sai phạm từ đầu thì vẫn là sai phạm. Do đó, cần hủy kết quả và tổ chức bán đấu giá lại để nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tránh “thỏa hiệp”, hợp thức hóa cho sai phạm, tạo tiền lệ xấu”, Luật gia Nguyễn Hiếu nêu quan điểm.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3 Đường dây nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

TTTĐ - Chậm trễ trong việc triển khai kế hoạch kiểm tra, rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành số 3 bị Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình.
Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo Đường dây nóng

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng Đường dây nóng

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị vì hành vi “Gian lận trong đấu thầu”.
Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Xem thêm