Vụ nhận lãi suất ngoài tại PVEP: Đừng để “quýt làm cam chịu”
![]() |
Bị cáo Vũ Thị Ngọc Lan được cơ quan điều tra xác định là chủ mưu nhưng lại bị truy tố với mức án nhẹ nhất.
Bài liên quan
PVEP lên tiếng vụ Phó Tổng giám đốc bị bắt liên quan đến đại án Oceanbank
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, Khai thác Dầu khí bị bắt
Khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
76,78 tỷ đồng tiền nhận lãi suất ngoài ở PVEP
Ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự và xác định tổng số tiền OceanBank đã chi trả lãi ngoài là 1.576 tỷ đồng, trong đó chi cho PVEP lớn nhất, lên tới 76,78 tỷ đồng.
Theo cáo trạng số 24/CTr-VKSNDTC-V3 được ban hành ngày 11/3/2019, Đỗ Văn Khạnh, nguyên TGĐ PVEP đã có quyết định phân công Vũ Thị Ngọc Lan là người phê duyệt các tờ trình của Ban Tài chính, ký các Hợp đồng tiền gửi, gia hạn Hợp đồng tiền gửi tại Oceanbank; Nguyễn Tuấn Hùng là người trực tiếp đề xuất, ký tờ trình hợp đồng gửi tiền trình Vũ Thị Ngọc Lan.
Theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên Phó TGĐ Oceanbank) đã chi tiền lãi ngoài hợp đồng cho Nguyễn Tuấn Hùng số tiền 51,816 tỷ đồng; Nguyễn Tuấn Hùng đã đưa cho Đỗ Văn Khạnh số tiền 4,056 tỷ đồng. Vũ Thị Ngọc Lan đã nhận 200 triệu đồng từ Nguyễn Thị Minh Phương. Dù Hùng khai chỉ nhận và chi số tiền 39,212 tỷ đồng, nhưng chứng cứ đã thu thập được đỉ cơ sở kết Hùng đã nhận và chi tiêu 51,816 tỷ đồng.
Bản kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) nêu rõ: “Bị can Vũ Thị Ngọc Lan là Phó TGĐ PVEP trực tiếp chỉ đạo phụ trách Ban Tài chính PVEP, có vai trò chủ mưu, quyết định việc gửi tiền vào Oceanbank; Lan trực tiếp phê duyệt và ký Hợp đồng tiền gửi của PVEP tại Oceanbank; Việc Lan cố ý ký các Hợp đồng tiền gửi vào Oceanbank không có ủy quyền của Tổng giám đốc PVEP là trái quy định của pháp luật thể hiện rõ động cơ của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái công vụ. Lan đã giao cho Nguyễn Tuấn Hùng – Trưởng Ban Tài chính PVEP làm đầu mối để làm việc và giao dịch với Oceanbank, kể cả việc giao Hùng làm đầu mối nhận tiền lãi ngoài thể hiện thủ đoạn cố ý che dấu hoạt động tội phạm của Lan; việc Hùng nhận tiền chi lãi ngoài của Oceanbank là do Lan chỉ đạo”.
“Nếu Lan không phê duyệt và ký các Hợp đồng tiền gửi trái luật, trái công vụ thì Oceanbank không thể chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi cho PVEP thông qua Hùng. Mặt khác, sau khi Hùng nhận tiền, theo chỉ đạo của Lan, Hùng đã chi tiền lãi suất ngoài tiền gửi nhận của Oceanbank cho một số cá nhân thuộc PVEP, trong đó phần lớn là cho Lan; số tiền này không được hạch toán kế toán tại PVEP. Do đó, Lan phải chịu trách nhiệm cùng Hùng về toàn bộ số tiền Oceanbank đã chi ngoài lãi suất cho PVEP thông qua Hùng tổng số tiền là 47.159.920.000đ…Quá trình điều tra, bị can Vũ Thị Ngọc Lan ngoan cố, khai báo không thành khẩn, cản trở điều tra, cần phải truy tố, xét xử nghiêm khắc” – kết luận điều tra nêu rõ.
Cần làm rõ nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ
Tại bản cáo trạng, Lan bị truy tố theo điểm d, khoản 2, Điều 335 Bộ Luật Hình sự năm 2015, bị phạt tù 06 đến 13 năm.Trong khi đó, các bị cáo Đỗ Văn Khạnh, Nguyễn Tuấn Hùng bị đề nghị truy tố theo điểm a, khoản 4, Điều 335 Bộ Luật Hình sự năm 2015, bị phạt tù 20 năm hoặc chung thân.
Theo cáo trạng, Vũ Thị Ngọc Lan chỉ bị truy tố về hành vi nhận 200 triệu đồng tiền lãi suất ngoài. Khác với kết luận điều tra, cáo trạng không xác định vai trò chủ mưu của Vũ Thị Ngọc Lan.
Trong khi đó, trong bản cáo trạng, Hùng có khai: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lan, Hùng đã chi cho Khạnh 8,1 tỷ đồng và 150.000 USD; Lan 10,16 tỷ đồng và 500.000 USD …
![]() |
Cũng theo lời khai của Nguyễn Thị Minh Phương và các tài liệu khác trong vụ án, Phương đã chi tiền mặt lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho Vũ Thị Ngọc Lan tổng số 4,7 tỷ đồng với 32 lần đưa cụ thể.
Tại biên bản lời khai ngày 18/2/2019 (sau hơn 1 tháng kể từ ngày Phương và Lan đối chất), sau khi nhận kết luận điều tra, Lan đã thay đổi lời khai có nhận tiền lãi ngoài từ Phương số tiền 200 triệu đồng vào ngày 25/4/2013 (không phải là các ngày lễ, Tết như các lời khai trước đây).
Trong suốt quá trình điều tra, Phương đều khẳng định, Phương và Lan chủ yếu liên lạc với nhau qua hai số máy di động và thời điểm VPEP chuyển về tòa nhà Charvit – Trần Duy Hưng, mỗi lần liên hệ gặp Lan, Phương đều phải đăng ký qua lễ tân mới được vào. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không tra cứu lịch sử nhật ký điện thoại, tin nhắn di động, không xác minh sổ theo dõi lễ tân, không trích xuất camera... Điều này rất quan trọng đến việc chứng minh Lan có nhận 4,7 tỷ đồng từ Phương.
Theo lời khai của Nguyễn Vũ Trường Sơn (nguyên Tổng giám đốc PVEP) và bị cáo Đỗ Văn Khạnh, Lan là người trực tiếp phê duyệt ngân hàng, ký hợp đồng gửi tiền và chỉ đạo tất cả các công việc liên quan, là người giữ vai trò quyết định đến việc ký và gửi tiền.
Ở phần xét hỏi tại phiên tòa do TAND TP Hà Nội xét xử sáng nay (6/5), bị cáo Trần Tuấn Hùng cũng khai đã nhận chỉ đạo của bà Vũ Thị Ngọc Lan về việc nhận và chi tiền. Cáo trạng cáo buộc bị cáo nhận hơn 51 tỉ đồng, tuy nhiên Hùng khai là người giúp việc, chỉ làm theo “sự chỉ đạo của chị Lan và anh Khạnh”, “chỉ là người trung gian, biết bao nhiêu báo cáo bấy nhiêu rồi chuyển tiền cho những người liên quan…”
Luật sư Hồ Thị Trang (Văn phòng Luật sư Lê & đồng sự - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng đã có những chênh lệch, mâu thuẫn về số lần đưa tiền và số tiền Phương chi lãi ngoài cho PVEP giữa kết luận điều tra, cáo trạng và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, cũng như cần làm sáng tỏ vai trò của Vũ Thị Ngọc Lan trong vụ án, làm rõ số tiền 4,7 tỷ đồng Lan nhận từ Phương. Mặt khác, không thể không xem xét trách nhiệm ông Nguyễn Vũ Trường Sơn thời điểm đó là Tổng giám đốc PVEP. Cần phải tiếp tục điều tra, làm rõ nhiều vấn đề, tra cứu lịch sử số thuê bao, trích xuất camera…” – Luật sư Trang đề nghị.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quỳ Châu (Nghệ An): Lừa bán em ra nước ngoài

Chủ chung cư bị phạt 12 năm tù, bồi thường gần 24 tỷ đồng

Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh

Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn

Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án

Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn

Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng

Yên Thành (Nghệ An): Buôn bán ma tuý, 3 đối tượng lĩnh án
