Tag

Việt Nam cần một hãng hàng không như IPP Air Cargo để tránh lãng phí thị trường vận tải hàng hóa

Kinh tế 14/06/2021 07:18
aa
TTTĐ - Theo các chuyên gia, hiện các hãng hàng không quốc tế thâu tóm hết 88% thị phần vận tải hàng hóa, vì vậy cần có một hãng bay trong nước chuyên biệt như IPP Air Cargo tham gia vào lĩnh vực này để tránh lãng phí.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng hàng không Cam kết “rót” hàng tỷ USD đưa Đà Nẵng lên thành phố tài chính ngang tầm thế giới Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn đầu tư nhiều dự án “khủng” tại Phú Quốc Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiết lộ sẽ có 200 nhà đầu tư quốc tế rót 60 tỉ USD vào Vân Phong


Xem xét việc thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải báo cáo Dự án thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo (IPP Air Cargo).

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết cơ quan này đã nhận được công văn về việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, căn cứ Luật Đầu tư hiện hành, dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa không nằm trong danh mục các dự án cần phải phê duyệt chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, theo Nghị định số 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016NĐ-CP của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, IPP Air Cargo phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết, tại Công văn số 4620/CV-BGTVT ngày 14/5/2020, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc "thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022)".

Vì vậy, để có cơ sở trả lời IPP Air Cargo, Cục Hàng không Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn xây dựng và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho IPP Air Cargo.

Việt Nam cần một hãng hàng không như IPP Air Cargo để tránh lãng phí thị trường vận tải hàng hóa
Việt Nam cần một hãng hàng không chuyên biệt như IPP Air Cargo tham gia thị trường vận tải hàng hóa.

Trước đó, tại Công văn số 4620/CV-BGTVT ngày 14/5/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong tình hình mới, thị trường vận tải hàng không thế giới và Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng.

Đặc biệt, thị trường hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn. Ước tính đến hết năm 2022, tổng thị trường vận chuyển đạt 78 triệu khách, bằng 74% so với dự báo đã báo cáo. Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt hơn 57 triệu khách, bằng 75% so với dự báo đã báo cáo. Do vậy, theo kịch bản lạc quan nhất, các chỉ số về thị trường vận tải hàng không Việt Nam của năm 2022 chỉ xấp xỉ bằng năm 2019.

Trên cơ sở các đánh giá nêu trên, nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước về hàng không phát triển bền vững trong tình hình mới, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ trước mắt, tập trung phục hồi thị trường vận tải hàng không trong nước và quốc tế, tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động; việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022).

Cần một hãng bay chuyên biệt như IPP Air Cargo

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông tin, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số Bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo.

Theo đề xuất, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo muốn đầu tư dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế.

Được biết, dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động.

Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, hãng bay IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Sang năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3 hoạt động.

Trong đó, IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD vào năm đầu tiên, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.

IPP Air Cargo mong muốn cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý 3/2021, lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý 4/2021 và thực hiện chuyến bay thương mại vào quý 2/2022.

Công ty Cổ phần IPP Air Cargo đăng ký kinh doanh ngày 10/3/2021 do ông Jonathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của IPP Air Cargo là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn).

Việt Nam cần một hãng hàng không như IPP Air Cargo để tránh lãng phí thị trường vận tải hàng hóa
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG.

Chia sẻ về nguyên nhân muốn thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG cho biết, hệ thống logistics của Việt Nam chưa phát triển, công nghệ đi chậm hơn so với thế giới 20 năm.

Đặc biệt, chi phí vận chuyển hàng hóa luôn bị “than” cao hơn nhiều so với thế giới, làm giảm sức cạnh tranh vì các kho hàng, bến bãi, vận chuyển chưa được đầu tư những hệ thống nhanh, gọn để giải phóng hàng hoá nhanh cho doanh nghiệp. Hàng về phải chuyển vòng qua nhiều cảng, thời gian nằm bãi lâu, đẩy chi phí lên cao và giảm chất lượng hàng hoá.

Trong khi đó, Việt Nam không có máy bay lớn chuyên dụng để chuyển hàng hóa nhanh nên phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp ngoại. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hãng hàng không cũng tận dụng máy bay thương mại để vận chuyển hàng hoá nhưng do không có thiết kế phù hợp, không đúng quy định bảo hiểm nên chỉ có thể vận chuyển ở mức rất hạn chế.

"Chúng tôi đã âm thầm chuẩn bị đầy đủ từ nhân lực đến vật lực, không chỉ phục vụ việc thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo mà còn xây dựng chuỗi liên hoàn trung tâm logistics bao gồm Công ty Bellazio Logistics cung cấp giải pháp công nghệ thông minh, hiện đại nhất để quản lý kho hàng... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp logistic sẽ được giải phóng hàng nhanh với các thủ tục đơn giản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước", ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết.

Nói thêm về kế hoạch thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, trong giai đoạn 1 (năm 2021-2022), hãng sẽ chỉ hoạt động trong thị trường nội địa như một đơn vị trung chuyển.

Hiện các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa (cargo) nước ngoài đang bị giới hạn chỉ được phép vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Trong khi đó, IPP Air Cargo đang đàm phán hợp tác với các hãng hàng không nước ngoài, nối tiếp vận chuyển hàng hóa tới 16 sân bay tại 16 địa phương khác ở Việt Nam.

Tại mỗi địa phương, Công ty Bellazio Logistics sẽ có mặt để quản lý kho hàng, kết nối với IPP Air Cargo. Số lượng hàng hoá không còn bị khống chế, sẽ tăng trưởng rất nhiều, giúp các doanh nghiệp logistic nội địa phát triển mạnh mẽ.

Sau 2022, IPP Air Cargo sẽ đầu tư hệ thống máy bay sức chứa lớn hơn, cùng các hãng air cargo quốc tế khác bay vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài và hợp tác chở hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Khi đó, xuất khẩu hàng hóa từ rau quả, thực phẩm tươi sống và những mặt hàng suất khẩu có giá trị khác sẽ được vận chuyển đường hàng không, không chuyển lòng vòng qua nhiều cảng với chi phí cao như hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam cũng cần có một hãng bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt để tận dụng tối đa những ưu tế mà chúng ta đang có. Bởi, hiện hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam do các hãng hàng không nước ngoài vận chuyển. Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hàng loạt hãng hàng không Việt Nam đã sử dụng máy bay chở khách để chở hàng hóa nhằm kiếm thêm doanh thu khi vận tải hành khách khó khăn nhưng vẫn ở mức rất hạn chế.

"Hiện các hãng hàng không Việt Nam tập trung giành giật thị trường hành khách. Trong khi đó, thị trường hàng hóa cho các hãng hàng không hàng hóa quốc tế thu tóm hết 88% thị phần nên chúng ta cũng cần có một hãng bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt", một vị chuyên gia đánh giá.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế đề xuất lập một hãng bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt trước đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu.

Hồi tháng 9/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá ý kiến đề xuất của doanh nghiệp phải có một hãng hàng không với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Đọc thêm

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững Doanh nghiệp

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 15/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận - Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh.
Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm Doanh nghiệp

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

TTTĐ - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của thành phố trong hành trình vươn tầm.
Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt Doanh nghiệp

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hóa chất Khí đốt Công nghiệp vì kê khai sai lệch hồ sơ doanh nghiệp.
Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền Kinh tế

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền

TTTĐ - Các hạng mục công trình tại dự án khối chung cư B2 - khu chung cư nhà ở xã hội - KCN Hòa Khánh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Bách Việt không thanh toán chi phí thi công, cung cấp vật tư… khiến loạt đơn vị thi công kêu cứu.
ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh Doanh nghiệp

ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 15/4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa được vinh danh là ngân hàng duy nhất góp mặt trong "Top 50 Doanh nghiệp tiêu biểu” có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP.HCM, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giải thưởng là minh chứng cho hành trình không ngừng kiến tạo giá trị, đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững của ACB, đồng hành cùng sự phát triển của thành phố và đất nước.
Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ Doanh nghiệp

Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ

TTTĐ - Mới đây Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang.
EVNNPC đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội Doanh nghiệp

EVNNPC đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa cho biết, đơn vị đã đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025 và các giải pháp 9 tháng cuối năm 2025
Co-opBank - 30 năm Vững bước vươn xa Doanh nghiệp

Co-opBank - 30 năm Vững bước vươn xa

TTTĐ - Co-opBank tiền thân là QTDND Trung ương (1995 - 2025) với hành trình 30 năm xây dựng và phát triển đã ghi dấu những phấn đấu không ngừng vì vai trò, sứ mệnh được Đảng, Nhà nước giao phó, vì hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và vì những giá trị hợp tác bền vững.
FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom Tin tức

FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom

FPT Long Châu đã chính thức phản hồi rằng các thông tin đang lan truyền về sản phẩm Happy Mom là thông tin bịa đặt, không đúng sự thật.
Xem thêm