Tag

Vi sinh vật khiến dải băng lớn thứ hai thế giới tan nhanh hơn

Thế giới 24h 17/12/2020 16:06
aa
TTTĐ - Khi Joseph Cook, nhà nghiên cứu băng người Anh lần đầu tiên đặt chân lên Greenland (dải băng lớn thứ 2 thế giới ở Bắc Cực) vào năm 2010, ông đã mong đợi được nhìn thấy một trắng tinh khôi. Tuy nhiên, những gì ông tìm thấy là một “mảnh ghép đầy màu sắc” - từ màu đen, xám đến xanh lục, tím, nâu đến các vệt băng tan chảy màu xanh neon.
Những ngôi nhà cô đơn nhất trên thế giới Thế giới ghi nhận tháng 11 nóng nhất trong lịch sử Châu Âu: Băng tan có thể phát lộ nhiều thi thể người mất tích

Khu rừng nhiệt đới trong sông băng

Cho đến gần đây, người ta vẫn coi các sông băng và những tảng băng... là nơi không có sự sống. Tuy nhiên, khi nhìn dưới kính hiển vi, dải băng Greenland và các sông băng khác lộ diện một khu rừng nhiệt đới đa dạng sinh học bị đóng băng”, ông Cook chia sẻ.

Những màu sắc cầu vồng mà Cook nhìn thấy được tạo ra bởi một loạt các dạng thực thể sống nhỏ hay còn được gọi là vi sinh vật phát triển mạnh trên bề mặt của dải băng.

Sự sống của vi sinh vật đang đẩy nhanh quá trình tan băng (Ảnh: CNN)
Sự sống của vi sinh vật đang đẩy nhanh quá trình tan băng (Ảnh: CNN)

Đa dạng sinh học thường được coi là điều tốt nhưng trong trường hợp này, sự sống phong phú của vi sinh vật đang đẩy nhanh quá trình tan băng. Nó có thể khiến mực nước biển toàn cầu tăng nhanh hơn so với dự đoán của các nhà khoa học.

Gấp ba lần diện tích của bang Texas, Mỹ, các dải băng Greenland rộng hơn 1,7 triệu ki-lô-mét là kho chứa nước ngọt khổng lồ. Tuy nhiên, nó cũng đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng của mực nước biển toàn cầu. Nếu toàn bộ dải băng Greenland tan chảy, mực nước biển có thể sẽ dâng lên đến 7m.

Kể từ năm 1972 đến nay, lượng băng tan chảy của Greenland đã góp phần làm mực nước biển dâng cao tổng cộng 13,7mm. Hiện tốc độ băng tan tại Greenland nhanh gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước. Với mức độ đó, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu chỉ trong vòng chưa tới một thế kỷ.

Sự sống khiến băng tan chảy nhanh hơn

Nghiên cứu về băng, ông Joseph Cook cho biết các vi sinh vật là nguyên nhân khiến lớp băng tan nhanh hơn. Một trong những sinh vật ông phát hiện ở đây là một loại tảo phát triển trong lớp nước mỏng trên bề mặt băng.

Ông Cook cho biết, loại tảo này tạo ra sắc tố màu nâu tím có tác dụng “giống như một loại kem chống nắng tự nhiên” tự bảo vệ nó khỏi toàn bộ tác động của ánh nắng mặt trời Bắc Cực. Tuy nhiên, sắc tố này lại làm cho băng nóng lên và tan chảy.

Tảo làm biến màu dải băng ở Greenland. Sắc tố này lại làm cho băng nóng lên và tan chảy nhanh hơn (Ảnh: CNN)
Tảo làm biến màu dải băng ở Greenland. Sắc tố này lại làm cho băng nóng lên và tan chảy nhanh hơn (Ảnh: CNN)

Nhà nghiên cứu Joseph Cook nhấn mạnh: “Điều này tương tự như việc con người sẽ nóng hơn nếu mặc áo đen trong ngày nắng, thay vì áo trắng. Loại tảo này giống như chiếc áo thun đen cho sông băng, khiến nó nóng lên dưới ánh nắng mặt trời và tan chảy nhanh hơn”.

Nghiên cứu của Cook trên một phần của dải băng Greenland chỉ ra rằng loại tảo này đóng góp đến 13% lượng băng tan ở đây. Ở một số khu vực khác, tảo đã tăng tốc độ làm tan chảy lên đến 26%.

Tảo sông băng không phải là một hiện tượng mới. Trước đó đã có những ghi chép về chúng trong nhật ký của các nhà thám hiểm vùng cực từ những năm 1870.

Chu kỳ hủy diệt

Ngày nay, nhiệt độ cao và lượng tuyết rơi giảm đang khiến tảo mọc nhiều hơn. Việc tảo lan rộng lại dẫn đến sự tan chảy của băng. Băng càng tan, càng có nhiều nước, tảo lại càng mọc, càng khiến băng tan… Quá trình này Cook mô tả là một chu kỳ hủy diệt.

Đây không phải là chu kỳ hủy diệt duy nhất diễn ra trên băng. Một loại vi khuẩn khác được tìm thấy trên bề mặt của các tảng băng và sông băng, kết dính các hạt bụi trong nước tan ra từ băng tạo thành một chất giống như đất sẫm màu gọi là cryoconite. Chất này khiến băng ở bên dưới tan ra, tạo thành một hố trên bề mặt băng. Các hố này có thêm nước chảy vào và thêm bụi, lại bị các vi khuẩn dính vào, càng gây ra băng tan.

Mực nước biển dâng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại nặng nề (Ảnh: CNN)
Mực nước biển dâng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại nặng nề (Ảnh: CNN)

Nghiên cứu của Cook bổ sung thêm bằng chứng cho thấy tốc độ tan chảy của các tảng băng đã bị đánh giá thấp. Một nghiên cứu gần đây sử dụng dữ liệu vệ tinh cho thấy các sông băng nhạy cảm hơn khi khí hậu ấm lên so với suy nghĩ trước đây. Nó cho thấy băng ở Greenland đang tan nhanh gấp 7 lần so với những năm 1990.

Các ước tính trước đây về nước biển dâng có thể quá thấp, một phần do thiếu thông tin về vai trò của các vi sinh vật sống trên băng.

Những dự đoán chính xác là rất cần thiết, bởi vì mực nước biển dù chỉ dâng lên một chút cũng có thể có tác động lớn. Nó đe dọa các đường bờ biển từ Thái Bình Dương đến Miami (Mỹ) và Ấn Độ.

Mực nước biển dâng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 14,2 nghìn tỷ USD tính đến cuối thế kỷ với nhiều tài sản bị mất hoặc hư hỏng. Nó cũng khiến 287 triệu người sống ở những vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Nếu muốn đưa ra quyết định tốt về cách quản lý đất đai, cơ sở hạ tầng... và nền kinh tế trong tương lai, chúng ta phải có những dự báo tốt về mực nước biển dâng cùng những rủi ro liên quan trong khoảng thời gian đó”, nhà nghiên cứu Cook nói.

Những nghiên cứu ngày càng mở ra những khám phá mới, các tảng băng là môi trường phức tạp đến ngạc nhiên. “Chúng ta còn nhiều câu hỏi cần trả lời. Môi trường băng giá giống như một công viên giải trí dành cho các nhà khoa học, vì có quá nhiều việc phải làm”, ông Joseph Cook nhấn mạnh thêm.

Ngọc Ly

Đọc thêm

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam Thế giới 24h

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam

Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, chiều 26/6, tại thành phố Thượng Hải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, Chủ tịch Tập đoàn và các cán bộ cấp cao Tập đoàn Thái Bình Dương.
Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu Di tích Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải) Thế giới 24h

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Phòng Triển lãm phát triển và mở cửa Phố Đông Thượng Hải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Sau khi kết thúc thành công chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại thành phố Thượng Hải và hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh.
Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Sáng 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).
Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".
Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Tối 25/6, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc).
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam Thế giới 24h

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF Thế giới 24h

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF

Ngày 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với ông Peter Brabeck-Letmathe, Chủ tịch lâm thời Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và ông Borge Brende, Chủ tịch điều hành WEF.
Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc Thế giới 24h

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Xem thêm