Tag

Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay

Văn hóa 15/12/2021 21:32
aa
TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, hội thảo khoa học toàn quốc "Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay" là hoạt động ý nghĩa mừng thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
Văn học, nghệ thuật khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc

Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay” Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức tại Hà Nội sáng 15/12. Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành; Các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; Đại diện cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật; văn nghệ sĩ.

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, hội thảo là hoạt động ý nghĩa mừng thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, đất nước ta cũng như nhân loại đã và đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn từ quá trình toàn cầu hóa, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Trước bối cảnh ấy, văn học, nghệ thuật với thế mạnh đặc thù riêng có, với tư cách là một lĩnh vực “rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa” đã làm gì và đã hiện diện như thế nào?

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Những vấn đề nào trong đời sống xã hội đương đại đã trở thành sức hút, sức hấp dẫn đối với văn học, nghệ thuật? Làm thế nào để văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ ý thức rõ hơn vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh của mình trước đất nước và Nhân dân? Làm thế nào để văn nghệ sĩ sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc bằng tâm huyết, trí tuệ, tài năng, bản lĩnh để nắm bắt và chuyển hóa sự ngổn ngang, bề bộn, nhiều mặt phức tạp của hiện thực đổi mới đất nước thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, chân chính? Đó chính là cơ sở để tổ chức hội thảo chủ đề “Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay".

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn nhận định, yêu cầu đánh giá đúng vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật, tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước những vấn đề lớn lao, quan trọng của đất nước, con người Việt Nam hôm nay đã và đang được đặt ra cấp thiết và rốt ráo hơn bao giờ hết, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của đội ngũ các nhà hoạt động văn học, nghệ thuật, để đi đến thống nhất nhận thức và hành động đúng đắn, hiệu quả.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình, văn nghệ sĩ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cùng nhau bàn thảo, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, nhận định xu hướng vận động, phát triển và đề xuất những giải pháp để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật nước nhà, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu tại hội thảo.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu tại hội thảo.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương cho biết, hội thảo tập trung làm rõ vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ ở 5 vấn đề quan trọng và cấp thiết của đất nước. Đó là văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Phòng, chống dịch Covid-19; Bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; Quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài; Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Hội thảo đã nhận được hơn 90 bản tham luận, trong đó có gần 20 ý kiến phát biểu trực tiếp. Các tham luận cho thấy thực trạng, sự gắn bó của văn học, nghệ thuật với những vấn đề lớn lao, cấp thiết, nóng bỏng của đời sống xã hội, chính trị, văn hóa của đất nước và hướng phát huy thế mạnh của văn học, nghệ thuật đóng góp để giải quyết những vấn đề của đất nước hiện nay. Giáo sư Phong Lê cho rằng, phải xác định thế hệ trẻ là lực lượng chủ công dấn thân vào những vấn đề thời sự của đất nước để sáng tạo những tác phẩm chất lượng.

PGS, TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, trình bày tham luận nhấn mạnh: Văn học nghệ thuật đã vững vàng vượt qua đại dịch COVID-19, góp phần cổ vũ, động viên cả nước kiên cường trong công tác phòng, chống dịch. Qua đó, thêm lần nữa khẳng định văn học nghệ thuật luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa - tư tưởng.

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu.
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại Hội thảo cho rằng: Văn học nghệ thuật cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề biển, đảo Tổ quốc. Bên cạnh vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Cần làm sáng rõ hơn vấn đề phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước từ biển.

Trước hiện tượng một số tác phẩm văn học nghệ thuật thời gian qua xuất hiện nhiều tác phẩm thiếu lành mạnh, thậm chí xấu độc, PGS, TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: Phải có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng những người quản lý, lãnh đạo văn hóa, văn học nghệ thuật thực sự có trình độ, nhạy bén mới hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời phải thể chế hóa, cơ chế hóa để thu hút nguồn lực xã hội hóa bởi ngân sách nhà nước không thể nào có đủ để phát triển văn học nghệ thuật lên tầm cao mới.

Kiến nghị thêm các giải pháp để văn học nghệ thuật - một bộ phận tinh túy nhất của văn hóa, trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc, nhà văn Ngô Thảo, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, cho rằng: Đội ngũ cán bộ đảng viên, các cán bộ, lãnh đạo phải là tấm gương văn hóa. Không nhất thiết phải quá am hiểu văn học nghệ thuật như những người có chuyên môn, song lãnh đạo phải luôn khuyến khích, động viên, đồng hành với đội ngũ văn nghệ sĩ mới thì sức lan tỏa đến xã hội sẽ lớn hơn, tốt đẹp hơn.

Được biết, kết quả hội thảo dự kiến sẽ góp phần bổ sung luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để đánh giá vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong sự phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Hội đồng sẽ có báo cáo tư vấn cụ thể, giúp Đảng, Nhà nước đổi mới phương thức lãnh đạo, có những chính sách phù hợp để phát triển lĩnh vực văn học, nghệ thuật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Góp phần làm nghệ sĩ đẹp hơn trong mắt công chúng Góp phần làm nghệ sĩ đẹp hơn trong mắt công chúng
Văn nghệ sĩ tận hiến tài năng, tâm sức cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Văn nghệ sĩ tận hiến tài năng, tâm sức cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng Á hậu Thúy Vân bàn về giữ gìn múa rối nước Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng Á hậu Thúy Vân bàn về giữ gìn múa rối nước

Đọc thêm

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
Xem thêm