Tag

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Người Hà Nội 28/01/2025 10:00
aa
TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Quận Ba Đình lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Rực rỡ Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội

Nâng tầm phẩm giá Thăng Long - Hà Nội

Nếu như trước kia Thăng Long nhiều lần chứng kiến những cảnh “vườn không nhà trống” rồi lại ca khúc khải hoàn đón các đoàn quân trở về, viết nên những bản hùng ca về chống giặc ngoại xâm thì từ ngày 19/8, trước sức mạnh long trời lở đất của cuộc Cách mạng tháng Tám, người dân Hà Nội và cả nước đã thực sự giành chính quyền về tay Nhân dân, do Nhân dân làm chủ và vì Nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU luôn sát sao với vấn đề về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU luôn sát sao với vấn đề về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ngày Quốc khánh 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chủ Minh đã công bố đất nước ta được độc lập, tự do, từ đó Hà Nội là Thủ đô của một đất nước đã bước sang trang mới. Hà Nội được nhắc đến nhiều hơn trên trường quốc tế, đại diện cho đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa.

Trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, người Hà Nội lại viết nên những trang sử hào hùng, bất khuất của mình khi “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, tiếp nối truyền thống lịch sử Thăng Long đầy kiêu hãnh. Sau khi rút qua sông Hồng lên chiến khu thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm trường kì gian khổ, làm nên chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chúng ta trở về Giải phóng Thủ đô trong nhịp bước khải hoàn “trùng trùng quân đi như sóng”.

Nét hào hoa, yêu chuộng cái đẹp của người Hà Nội chưa bao giờ phôi phai dù trong chiến tranh, trận mạc. Trong tiếng đạn bom hoa Ngọc Hà vẫn nở, lúa vẫn lên xanh tốt để những “tình ca đơm hoa từ lòng đất”. Yêu cuộc sống, yêu chuộng hòa bình bao nhiêu người Hà Nội lại càng bất khuất, kiên cường bấy nhiêu.

Những nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô là “tấm danh thiếp” của Hà Nội mời gọi bạn bè năm châu
Những nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô là “tấm danh thiếp” của Hà Nội mời gọi bạn bè năm châu

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” một lần nữa khẳng định mảnh đất này là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Người Hà Nội cũng như người Việt Nam sẽ chiến đấu quyết liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho dân tộc mình, cho hòa bình trên thế giới nhưng khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hà Nội “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Chúng ta thiết lập ngoại giao với các nước trên thế giới, trở thành bạn bè với các màu da. Là địa điểm của nhiều cuộc gặp gỡ, hội nghị quốc tế, Hà Nội đã được vinh danh là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo… Có được điều đó một phần là bởi lãnh đạo các cấp của Hà Nội qua nhiều thời kì luôn chú trọng bồi đắp văn hóa cho công dân Thủ đô, lấy đó làm niềm tự hào và là động lực để phát triển.

Từng bước nâng tầm phẩm chất Thăng Long - Hà Nội, Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thành phố thực hiện với cả quyết tâm, trên dưới đồng lòng đã tạo nên những giá trị của người Hà Nội trong thời hiện đại.

Sáng tạo để hình thành những nguồn lực mới

Trong hành trình tiến về tương lai, những yêu cầu của sự phát triển đã nảy sinh trong lòng thành phố những sáng tạo không ngừng nghỉ. Công nghiệp văn hóa chính là một trong những đòi hỏi của thời đại mà Hà Nội sớm hòa vào dòng chảy chung để tiếp tục phát huy các giá trị của mình nhằm tạo nên những nguồn lực mới, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Thời gian qua, đặc biệt là từ đầu năm 2024 đến nay, các ban, ngành, đoàn thể thành phố và các quận, huyện đã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được xác định tại Chương trình 06-CTr/TU gắn với thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Xác định yếu tố con người, văn hóa con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện các nhiệm vụ, công tác tuyên truyền được tổ chức bằng nhiều hình thức, mô hình hay. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội có nhân cách tốt, lối sống đẹp, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, văn minh.

Điều này cũng đã phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Bên cạnh việc quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, phát triển các không gian sáng tạo văn hóa, Hà Nội cũng đã tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Đáng chú ý, trong công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có nhiều mô hình, cách làm hay được nhân rộng trong toàn xã hội, nhiều tấm gương sáng, câu chuyện đẹp kịp thời được phát hiện, biểu dương và tôn vinh.

Thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, thành phố đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng và là lợi thế của Thủ đô như: Du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ, ẩm thực... thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa…

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Như vậy, sự sáng tạo, những tâm huyết của các cá nhân, tổ chức sẽ từng bước được phát huy tối đa, tham gia mạnh mẽ vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa. Phải có những sản phẩm thu hút, phải khẳng định văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc trong từng sản phẩm thì công nghiệp văn hóa mới trở thành nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Là Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội rất sâu sát với vấn đề này. “Phát triển công nghiệp văn hoá không phụ thuộc vào giàu hay nghèo, xa hay gần trung tâm mà phụ thuộc vào 2 yếu tố là quyết tâm của người đứng đầu và cách thức để tổ chức thực hiện. Tôi đề nghị, các địa phương rà soát và xác định xây dựng ít nhất một sản phẩm du lịch và 1 sự kiện có liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chỉ rõ điều cần làm của Hà Nội trong thời gian tới.

Để làm được điều này, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU cũng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu việc lập quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa để hỗ trợ cho các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức trong phát triển văn hóa địa phương đồng thời rà soát chặt chẽ việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU và các hoạt động liên quan đến cam kết với UNESCO về phát triển Thành phố sáng tạo.

Tin rằng, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, một lần nữa văn hóa Hà Nội lại khẳng định được vị thế quan trọng đối với Thủ đô, trở thành niềm tự hào với bạn bè năm châu.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm