Vai trò của luật sư bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp
Luật sư sẽ đại diện tham gia các vụ việc tranh chấp Sở hữu trí tuệ từ giai đoạn bắt đầu xác lập quyền sử dụng cho đến thời điểm tranh chấp Sở hữu trí tuệ và tham gia tranh tụng tại Tòa án để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho thân chủ.
Hãy đọc bài viết này để bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Công ty Luật sư (lawyer corporate) sẽ bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp như thế nào nhé!
![]() |
Các loại hình tranh chấp sở hữu trí tuệ
Dưới đây là các trường hợp tranh chấp sở hữu trí tuệ thường xảy ra đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp:
- Tranh chấp về Nhãn hiệu hàng hóa, Thương hiệu công ty;
- Tranh chấp về bản quyền tác giả, quyền liên quan khác;
- Tranh chấp về phần mềm bản quyền;
- Tranh chấp về bản quyền trên truyền hình và internet;
- Tranh chấp về giải pháp hữu ích hay bằng sáng chế;
- Tranh chấp về mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp;
- Tranh chấp về các loại giống cây trồng nông nghiệp;
- Tranh chấp về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về các thông tin bí mật trong kinh doanh;
- Tranh chấp về việc cạnh tranh không lành mạnh;
- Tranh chấp vấn đề sử dụng tên miền website (domain).
Luật sư giúp doanh nghiệp xử lý tranh chấp sở hữu trí tuệ
- Tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý tranh chấp từ giai đoạn đăng ký xác lập quyền cho doanh nghiệp;
- Đề xuất phương án xử lý tranh chấp trong khi sử dụng;
- Trong trường hợp vi phạm hình sự quyền Sở hữu trí tuệ, Luật sư sẽ tư vấn hình thức khởi tố cho doanh nghiệp;
- Luật sư đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng quyền Sở hữu trí tuệ và bản quyền tại tòa.
Luật sư tư vấn và đưa giải pháp bảo vệ Sở hữu trí tuệ bằng cho doanh nghiệp
- Tư vấn và cung cấp phương án pháp lý về trách nhiệm của doanh nghiệp và bên liên quan trong tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ;
- Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập tài liệu chứng cứ có lợi cho thân chủ trong quá trình tranh tụng quyền Sở hữu trí tuệ;
- Áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ bản quyền của doanh nghiệp;
- Gửi thông báo đến đối phương yêu cầu chấm dứt hành vi sai phạm, đưa ra lời xin lỗi công khai hay bồi thường thiệt hại;
- Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm;
- Tư vấn cho doanh nghiệp thông tin giá trị nhằm bảo hộ thương hiệu trước khi bắt đầu khởi kiện;
- Đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng tại tòa.
Khi rơi vào vụ tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền - doanh nghiệp cần thu thập thông tin, giấy tờ và chứng từ liên quan để gửi cho Luật sư Doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho bản thân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt
