Tag

Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh

Người Hà Nội 23/03/2024 11:37
aa
TTTĐ - Trong cuộc sống hiện đại, rạp chiếu phim là địa điểm giải trí yêu thích của nhiều người dân Hà Nội. Nhiều người lựa chọn đây là nơi để thưởng thức nghệ thuật, thư giãn và hẹn hò... nhưng đây cũng là nơi bộc lộ ý thức, cách ứng xử của chúng ta với những điều đẹp và chưa đẹp.
"Trên đường đi lễ xuân đầu năm" rộn những bước chân vui Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại Ứng xử văn minh để thiết thực xây dựng xã hội hạnh phúc

Còn tồn tại nhiều thói xấu

Đi xem phim là một hoạt động ưa thích của hầu hết người trưởng thành nào, bởi không có nơi nào như rạp chiếu phim có thể có màn hình to rộng, thoả nỗi đam mê của những người yêu phim điện ảnh. Trái lại, ở đây cũng tồn tại rất nhiều thói hư tật, xấu cần phải nhìn nhận, phê phán.

Một trong những hiện tượng phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải khi đi xem phim là việc sử dụng điện thoại di động trong suốt buổi chiếu. Dường như, việc cập nhật trạng thái trên mạng xã hội, nhận và gửi tin nhắn trở nên quan trọng hơn việc tôn trọng không gian chung.

Ánh sáng và âm thanh của điện thoại di động thường làm mất tập trung của người xem khác và gây ra sự phiền toái không đáng có.

Một số người thiếu tinh tế, khi không chỉ sử dụng điện thoại trong khi phim đang chiếu mà còn để tiếng chuông kêu to khi nhận cuộc gọi, gây giật mình và làm ảnh hưởng tới trải nghiệm xem phim của người xung quanh.

Do vậy, việc gây ồn sau trong rạp cũng là một vấn đề phổ biến. Từ việc cười lớn, nói chuyện với nhau bàn luận về nội dung phim, những hành động này không chỉ làm giảm chất lượng trải nghiệm phim mà còn ảnh hưởng tới không gian riêng của người xem khác.

Nhiều hành động gây mất mỹ quan khác như gác chân lên ghế người khác, không vứt rác sau khi ăn bỏng ngô, uống nước còn tồn tại trong các rạp chiếu phim (Ảnh minh họa)
Nhiều hành động gây mất mỹ quan khác như gác chân lên ghế người khác, không vứt rác sau khi ăn bỏng ngô, uống nước còn tồn tại trong các rạp chiếu phim (Ảnh minh họa)

Điều đáng xấu hổ hơn chính là những người vô ý thức, cố tình quay lén, phát tán những đoạn video ra bên ngoài, đăng tải lên các trang mạng xã hội vì lợi ích cá nhân.

Đây là hành động thể hiện văn hoá xem phim đáng báo động, cần phải phê phán mạnh mẽ vì ảnh hưởng không chỉ tới trải nghiệm xem phim của người khác mà còn gây tổn thất nặng nề tới rạp chiếu phim và người sản xuất.

Không ai mong muốn rằng, công sức chất xám của cả một tập thể, đội ngũ mất nhiều thời gian để sản xuất ra một tác phẩm, lại bị một người vô ý thức làm đổ sông, đổ bể.

Bên cạnh câu chuyện ý thức của người xem, thì rạp chiếu phim cũng còn nhiều sai sót trong quy trình vận hành, khi còn lơ là trong khâu kiểm duyệt độ tuổi của khách hàng. Điều này dẫn đến sự việc để lọt nhiều khách hàng chưa đủ tuổi đến rạp xem hai bộ phim “Mai” và “Đào, Phở, piano" trong thời gian vừa qua.

Nhìn nhận thực tế, để xảy ra vấn đề này cũng sẽ có nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Xét về góc độ chủ quan, các rạp vào giờ cao điểm, hay cuối tuần sẽ đón một lượng khách rất đông, vì vậy nhân viên có thể yêu cầu 100% khách xuất trình giấy tờ tùy thân.

Về góc độ chủ quan, các phim hot ra mắt chính là thời điểm để các rạp chiếu phim kinh doanh, kiếm lợi nhuận, nên việc từ chối khách chính là điểm bất lợi cho người chủ.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nào thì những người quản lý cũng cần phải tuân thủ theo quy tắc đã ban hành, làm đúng theo quy trình đã đề ra để xây dựng một không gian công cộng văn minh. Nhiều khi chỉ một hành động vô ý tạo ra nhiều lỗ hổng, hậu quả nghiêm trọng.

Thay đổi nhỏ làm nên cộng đồng văn minh

Ở một cách nhìn nhận khác, không phải tất cả đều tiêu cực. Cũng có những trường hợp, người Hà Nội đã thể hiện ý thức rất tốt trong rạp chiếu phim. Họ giữ im lặng, tôn trọng không gian chung, không làm phiền người khác và tận hưởng phim một cách tốt nhất có thể.

Sự tinh tế và cách ứng xử văn minh của họ chính là tấm gương phản chiếu để những người bên cạnh học tập và làm theo.

Đối với người Hà Nội, việc giữ ý thức trong rạp chiếu phim không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà còn là một phần của văn hóa và giáo dục đạo đức khi Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã ban hành nhiều năm và được nhiều người dân Thủ đô phát huy giá trị.

Mỗi khán giả cần có ý thức hành xử văn minh, phê phán những hành động xấu tại rạp chiếu phim
Mỗi khán giả cần có ý thức hành xử văn minh, tuân thủ các quy định của rạp cũng như Quy tắc ứng xử nơi công cộng (Ảnh minh họa)

Trong một thành phố đông đúc và năng động như Hà Nội, việc tôn trọng không gian chung và sự riêng tư của người khác là một yếu tố quan trọng để duy trì nét thanh lịch, văn minh.

Chỉ khi mọi người đề cao ý thức và tôn trọng lẫn nhau, thì rạp chiếu phim mới thực sự trở thành một nơi thú vị và thoải mái để trải nghiệm những tác phẩm điện ảnh đặc sắc.

Bày tỏ về quan điểm ứng xử cần thiết khi đi xem phim, chị Hồng Nhung (21 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đối với mình rạp chiếu phim là nơi công cộng có nhiều người, chỉ cần một hành động vô ý thức cũng có thể thu hút nhiều ánh mắt.

Vì vậy, mình nghĩ hãy để rạp chiếu phim làm tốt chức năng là nơi để xem phim, mọi người nên tập trung vào thưởng thức vào bộ phim, không nên nói chuyện quá to, hay có hành động phản cảm, gác chân nên ghế gây ảnh hưởng tới người khác”.

Tuy vậy, ứng xử đúng mực trong rạp phim không đồng nghĩa với việc bạn phải quá khắt khe với bản thân mình. Bạn vẫn có thể nghe điện thoại khi có việc gấp nhưng hãy để điện thoại chế độ rung và ra bên ngoài để nghe; nói chuyện nhỏ nhẹ, không cười phát tiếng động lớn, ăn bỏng nước xong phải nhớ mang ra ngoài vứt rác ở nơi đúng quy định...

Tóm lại, việc giữ ý thức trong rạp chiếu phim là một nhiệm vụ cần thiết và không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Bằng sự nhận thức và hành động đúng đắn, khách hàng và ban quản lý rạp chiếu phim hãy cùng nhau tạo ra một môi trường giải trí, trải nghiệm điện ảnh văn hóa, lịch sự, văn minh.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Xem thêm