Tag

Từ tâm lý "sính ngoại", nhiều gia đình chuyển sang dùng hàng hóa nội địa

Kinh tế 20/07/2020 18:04
aa
TTTĐ - Trong khi Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19 thì tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, thị trường hàng hóa xách tay cũng chịu ảnh hưởng do vận chuyển khó khăn, đình trệ sản xuất. Nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang thói quen sử dụng hàng nội địa. Các thương hiệu Việt Nam đã thật sự chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng tốt cũng như giá cả cạnh tranh.

Từ tâm lý

Nhiều hệ thống VinMart, VinMart+ vẫn đủ nguồn cung hàng hóa, không tăng giá sau dịch Covid-19 khiến hàng thực phẩm Việt Nam bán chạy

Bài liên quan

Hà Nội: Huy động kiều bào tiêu thụ, phân phối hàng Việt ở nước ngoài

Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội thu hút hàng trăm loại đặc sản địa phương

Dược phẩm Tâm Bình đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại năm 2020

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không bị ảnh hưởng do dịch bệnh

Hàng hóa Việt đang dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Chương trình bán hàng bình ổn giá, các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn, các phiên chợ hàng Việt đã tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và đảm bảo bình ổn giá đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân…

Thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ bằng nhiều hình thức, trở thành hành động trong mọi tầng lớp nhà sản xuất, người tiêu dùng.

Trong khó khăn do đại dịch Covid-19, khi các nước đóng cửa biên giới, tạm ngừng giao thương càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của hàng Việt và thị trường nội địa. Lúc này có thể thấy lợi ích song hành, tương hỗ nhau của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.

Việt Nam đã chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, đảm bảo nguồn cung, dự trữ và xây dựng kịch bản đảm bảo nguồn cung hàng hóa đến 5 cấp độ.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2019 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, báo cáo của các Sở Công thương cho thấy, hiện hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.

Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước duy trì ở mức cao, như: Co.opmart (90 - 93%), Satra (90 - 95%), Vissan (95%), Vinmart (63% theo mã hàng)…

Tỷ lệ hàng Việt tại các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam chiếm từ 60 - 96%. Cụ thể, Lotte (82% theo doanh thu và 84% theo số lượng mặt hàng), Big C (96% theo doanh thu), AEON (80% theo mã hàng), Auchan (65% theo mã hàng), MegaMarket (95% theo mã hàng)…

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng được thị phần, nhất là các kênh bán lẻ hiện đại, như các thương hiệu Saigon Co.opmart, Vinmart và Vinmart+...

Do đó, dù kéo dài cách ly xã hội, tình hình giá cả, thị trường hàng hóa trong cả nước vẫn được điều tiết hợp lý, không xảy ra biến động lớn.

Mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp

Theo đại diện nhiều trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ, với thói quen sử dụng các loại thực phẩm tươi, mua sắm hàng hóa trực tiếp cũng tác động tích cực đến thị trường ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt quay về “sân nhà” tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần thời hậu Covid-19.

Hàng Việt đã dần có sự thích nghi với nhu cầu thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Sự đáp ứng hàng hóa kịp thời của các nhà sản xuất cho đến các kênh phân phối trong nước, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh, đã góp phần tạo tín hiệu tích cực, chuyển đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Chị Thu Hà (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước đây do tâm lý và sở thích tiêu dùng nên gia đình chị thường dùng thực phẩm, đồ gia dụng đến quần áo, giày dép, mỹ phẩm... đều là hàng ngoại. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các mặt hàng nhập khẩu đều tăng giá hoặc khan hàng khiến gia đình chị phải thay đổi thói quen tiêu dùng.

"Mua hàng xách tay khó khăn, tôi chuyển qua dùng hàng trong nước, mua quần áo các thương hiệu trong nước, sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm tại các hệ thống siêu thị tiện ích. Qua đó, tôi biết thêm nhiều sản phẩm, thương hiệu Việt đa dạng mà chất lượng không hề thua kém so với hàng ngoại. Đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, vừa đảm bảo tươi ngon mà lại kinh tế hơn nhiều”, chị Hà chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện có hiệu quả, cần đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng tại địa phương gắn với các hoạt động kích cầu du lịch và các dịch vụ khác; Nghiên cứu tổ chức các hoạt động kinh tế đêm, bán hàng lưu động phù hợp với đặc điểm, tình hình của các địa phương.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: “Để đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chủ động ứng phó dịch bệnh, nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy thị trường trong nước phát triển thì các chương trình kích cầu tiêu dùng, triển khai xúc tiến những hoạt động thương mại nội địa là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay”.

Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cam kết sẽ đồng hành cùng với các cấp ngành và địa phương trong cả nước tập trung khôi phục và thúc đẩy thị trường nội địa trong thời gian tới; Trong đó, chú trọng việc hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho, phát triển thị trường tiêu thụ trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Phương Thu

Tin liên quan

Đọc thêm

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam Lao động - Việc làm

Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam

TTTĐ - Kinh tế nền tảng (gig economy) là một hình thái kinh tế mới nổi, phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số trung gian.
Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc" Kinh tế

Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc"

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế

Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP Nông thôn mới

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP

TTTĐ - Thời gian tới, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP, tập trung nâng chuẩn từ 3 sao lên 4 - 5 sao, đặc biệt hướng tới xuất khẩu.
Xem thêm