Tag

Trường học ở Hà Nội linh hoạt giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại

Giáo dục 11/01/2021 16:18
aa
TTTĐ - Điều chỉnh linh hoạt thời gian vào lớp, không bắt buộc học sinh mặc đồng phục, tăng cường dạy kỹ năng phòng chống rét… là những giải pháp các nhà trường ở Hà Nội đã và đang thực hiện trong thời gian qua để bảo vệ học sinh trong thời tiết giá rét.
Nhân rộng chương trình “Vì mái trường xanh” tới 30 trường học Hà Nội có thêm 21 trường trung học đạt chuẩn quốc gia

Đầy đủ điều kiện an toàn chống rét cho trẻ

Từ ngày 8/1, thời tiết ở Hà Nội chuyển rét đậm. Do trời rét buốt, nhất là vào buổi sáng nên phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Tại trường Mầm non Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông, Hà Nội), trẻ đi học muộn hơn bình thường. Tuy nhiên, số trẻ nghỉ học không nhiều (chỉ khoảng 50 trên tổng số hơn 500 học sinh) do nhà trường đã có sự trao đổi, phối hợp với phụ huynh về các giải pháp bảo đảm an toàn cho trẻ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Công tác đón - trả, vệ sinh cho trẻ tại trường cũng được Ban Giám hiệu đặc biệt sát sao, lưu tâm.

Trường học ở Hà Nội linh hoạt giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại
Trường Mầm non Ngô Thì Nhậm trang bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất giữ ấm cho trẻ

Cô Nguyễn Thị Thu An - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh, trường đã có thông báo hàng ngày tới phụ huynh về các nội dung như: Cho trẻ mặc quần áo ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, đi tất, quàng khăn khi đến trường; Chuẩn bị thêm cho trẻ ít nhất một bộ quần áo, tất vào ba lô cá nhân; Tăng cường cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không ăn thức ăn và đồ uống lạnh để đảm bảo sức khỏe.

Bên cạnh đó, trường Mầm non Ngô Thì Nhậm cũng điều chỉnh thời gian đón trẻ muộn hơn: Từ 7h30 đến 8h45; Trả trẻ sớm hơn (theo nhu cầu của phụ huynh) từ 16h - 17h30 trong điều kiện thời tiết lạnh như hiện nay.

"Nhà trường đảm bảo cho trẻ ăn nóng, ngủ ấm, vệ sinh, lau mặt, rửa tay bằng nước ấm. Các cô giáo cũng tăng cường hoạt động dạy kỹ năng phòng chống rét cho trẻ, không tổ chức các hoạt động ngoài trời. Các nhóm, lớp thực hiện nghiêm túc không cho trẻ ngủ gần cửa, nơi có gió lùa”, cô An thông tin thêm.

Cũng giống như ở các trường mầm non, đối với cấp học tiểu học, việc chống rét cho học sinh cũng được ban giám hiệu các nhà trường quán triệt sâu sắc đến từng giáo viên.

Trường học ở Hà Nội linh hoạt giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại
Bữa ăn nóng với đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời tiết giá lạnh

Trường Tiểu học Đội Bình (huyện Ứng Hòa) có 18 lớp học với 588 học sinh. Từ ngày giá rét, trường không tổ chức chào cờ ngoài sân và điều chỉnh lùi thời gian vào lớp học. Đồng thời, trường thông báo với phụ huynh theo dõi thời tiết để giữ ấm cho con. Trẻ được ăn uống đúng bữa, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung thức ăn có tính nóng, tránh đồ nguội lạnh.

Có con học trường Tiểu học Khương Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội), chị Trần Thúy chia sẻ, ngày nào cũng nhận được thông báo của cô giáo chủ nhiệm về các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời tiết giá lạnh. Các cô nhắc nhở cha mẹ mặc cho con những áo gì, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc học sinh tại nhà ra sao, dặn dò về việc lùi giờ vào lớp, thông báo không tổ chức hoạt động ngoài trời... Sự chu đáo, tỉ mỉ và cẩn thận ấy khiến phụ huynh thêm yên tâm, tin tưởng hơn rất nhiều.

Linh hoạt các giải pháp

Được biết, từ ngày 8/1, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các trường học trên địa bàn thành phố đã chủ động có phương án phòng, chống rét, bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh trong những ngày trời rét đậm, rét hại.

Trong văn bản về việc bảo đảm sức khỏe và phòng, chống rét cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện,thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất; Kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Trường học ở Hà Nội linh hoạt giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại
Phụ huynh trang bị đầy đủ áo ấm, găng tay, tất, quần áo cho trẻ khi đến trường

Các trường mầm non cần bảo đảm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ. Đối với những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bảo đảm đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý; Cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; Chỗ nghỉ trưa ấm áp; Chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; Phối hợp với cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; Không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.

Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần giải quyết kịp thời để học sinh không phải nghỉ học.

Các phòng GD&ĐT quận, huyện và trường học THCS, THPT khác cũng quán triệt quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện điều chỉnh linh hoạt thời gian vào lớp học, không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Buổi chào cờ đầu tuần được thực hiện trong lớp học. Những học sinh đi học muộn vì trời rét đều được vào lớp học bình thường.

Những ngày giá lạnh, nhiệt độ ở khu vực ngoại thành giảm sâu hơn nội thành, vì thế các phòng GD&ĐT Ba Vì, Mỹ Đức... rất sát sao phòng chống rét cho học sinh. Ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho hay: Các trường học đã điều chỉnh giờ học tùy theo từng cấp, trường và vùng. Giờ học của học sinh mầm non và tiểu học là 8 giờ, cấp THCS 7h45, các trường ở trung tâm huyện vào lớp lúc 7h30. Học sinh đi học muộn đều được các trường tiếp nhận bình thường.

Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Xem thêm