Trung thu yêu thương
![]() |
Còn thời gian ngắn nữa, trung thu 2016 đến. Trên khắp các phố phường Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước, dù thời gian cách trung thu cả tháng đã rợp những quầy bánh và những chiếc đèn lồng xanh, đỏ trang trí cực kỳ bắt mắt.
![]() |
Ánh mắt ngây thơ trong sự thiếu thốncủa những em bé vùng cao(Ảnhinternet)
Ở Hà Nội, với những gia đình có thu nhập từ mức trung bình trở lên, trung thu không còn là điều gì đó quá xa xôi. Nếu bố mẹ các con không có điều kiện, tổ dân phố, chính quyền sở tại nơi nào cũng sẽ gắng tổ chức cho thiếu nhi một đêm trung thu đầm ấm ngay tại địa bàn mình. Trung thu với tiếng trống ếch, những gói quà nhỏ trở thành kỷ niệm khó quên trong cuộc đời con trẻ.
Tuy nhiên, với những nơi còn nhiều hoàn cảnh đặc biệt, Tết trung thu vẫn là ước muốn xa vời. Đó là những em bé sống tại xóm làng chài ven bờ sông, nơi tập trung nhiều hộ gia đình nghèo, đường xá, phương tiện đi lại rất khó khăn. Đó còn là những mảnh đời nơi vùng sâu, vùng xa, vùng hay gặp thiên tai, bão lũ. Ước mong giản dị một đôi dép đến trường, một bữa cơm có thịt mỗi ngày, hẳn nhiên, trung thu có bánh có đèn là một giấc mơ quá xa xôi.
Chỉ nói một ví dụ đơn giản, cách nội đô Hà Nội không xa, đến với làng chài ven sông Hồng, nghe những người già ở đây kể chuyện, mới thấy hết sự ngậm ngùi: “Ăn hằng ngày không đủ thì nói gì đến chuyện Tết Trung thu. Có chăng, bọn trẻ chỉ được vui ké, vui lây với trẻ con trên bờ”. Những đứa trẻ hiểu hoàn cảnh gia đình nên cũng không dám vòi vĩnh, kêu ca. “Nhiều khi cứ thấy trẻ con thành phố mà lại thấy thương con mình” – Đó là tâm trạng của nhiều ông bố, bà mẹ, nơi gia đình vời vợi nghèo khó.
Một thực tế cho thấy, trung thu ở những thành phố lớn, tuy gọi là những tấm bánh chỉ giành cho tết trẻ con nhưng giá thành chẳng cái nào dưới 50 nghìn đồng. Một tấm bánh không quá lớn bằng lòng bàn tay con trẻ đã tương đương với ngày công lao động của không ít người nơi còn nghèo khó. Đã có nhiều người nói: Ăn những tấm bánh đắt tiền như thế, xét cho cùng cũng chỉ là đường, bột gạo, hương vị và các loại nhân trứng, thịt. Nhiều gia đình Tết Trung thu đến còn được biếu la liệt đủ các loại bánh có giá thành từ vài trăm ngàn đến cả vài triệu bạc, thậm chí nhiều hơn nữa…
Những ngày này trên mạng xã hội, người ta bắt đầu kêu gọi về những Trung thu yêu thương tiết kiệm, gom góp yêu thương gửi tặng những đứa trẻ thiệt thòi. Nhiều nơi, các mẹ, các chị không chỉ góp tiền, góp quà, góp bánh mà còn mở các lớp làm bánh từ thiện. Những chiếc bánh sạch, ngon, tuy mẫu mã không được bắt mắt như những nhà chuyên nghiệp nhưng lại gửi gắm bao điều đến với những em bé nghèo.
Rồi cũng nhiều bạn trẻ nói rằng: Vấn đề là ở nhà, dù có những tấm bánh cả trăm ngàn nhưng việc ăn ngon miệng đâu phải chỉ cân, đong, đo đếm bởi giá trị tiền. Miếng ngon đôi khi nằm ở trái tim. Một khi con người ta biết san sẻ yêu thương, trái tim sẽ mách bảo những đôi bàn tay người trẻ biết dừng lại không phải chỉ tấm bánh trung thu mà còn là trước rất nhiều những món đồ đắt tiền trong cuộc sống chi tiêu hàng ngày.
Trung thu hay cả cuộc đời này sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa khi chúng ta biết chi tiêu thông minh và tiết kiệm, biết gom góp yêu thương và lan tỏa những hành động quý giá với những người xung quanh mình…
Anh Vũ
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Liên hoan văn nghệ mừng sinh nhật Đoàn

8 mô hình thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn

Tuổi trẻ Transerco sôi nổi tranh tài đá bóng hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019

Đối thoại trực tuyến Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn với đoàn viên thanh niên

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội Sinh viên VN khóa IX

50 nữ sinh viên Hà Nội “đọ” tài sắc

“Gia tài khủng” của nữ đoàn viên ưu tú tuổi đôi mươi

Nữ sinh 9X xinh đẹp, tài năng, khiến nhiều chàng trai “phải lòng”
Huyền My đẹp lạ làm cố vấn chuyên môn cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam
