Trong 20 năm tới, rác thải nhựa đổ ra Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi
Biến rác thải thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Rác thải nhựa có xu hướng tăng cao trong mùa dịch Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch |
Ai Cập, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia thải nhiều rác thải nhựa ra biển nhất, chủ yếu là do dân số ven biển lớn và lượng lớn “chất thải bị quản lý sai”.
Theo báo cáo của IUCN, ước tính có khoảng 229.000 tấn nhựa, tương đương với hơn 500 container đang bị đổ xuống biển Địa Trung Hải hằng năm khiến lượng rác thải tích tụ tại đây đã đạt hơn 1 triệu tấn.
Nếu tình trạng không được cải thiện, con số rác thải nhựa hằng năm trên sẽ tăng lên 500.000 tấn vào năm 2040. Do đó, Chính phủ các nước cần có biện pháp mạnh mẽ hơn các cam kết hiện nay để giảm dòng rác thải nhựa đổ ra biển.
Ông Minna Epps, Giám đốc chương trình biển của IUCN, cảnh báo rằng “ô nhiễm rác thải nhựa có thể gây thiệt hại lâu dài cho các hệ sinh thái biển lẫn trên cạn và đa dạng sinh học. Các loài động vật biển có thể bị vướng hoặc nuốt phải rác thải nhựa và cuối cùng sẽ chết vì kiệt sức và đói”.
![]() |
Trong 20 năm tới, rác thải nhựa đổ ra Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi (Ảnh: AFP) |
Trước đó, môt nghiên cứu của các tổ chức The Pew Charitable Trusts và SYSTEMIQ được công bố trên tạp chí Science cuối tháng 7 cũng chỉ ra rằng, nếu các Chính phủ và doanh nghiệp không hành động, lượng rác thải nhựa đổ ra biển sẽ tăng từ 11 triệu tấn lên 29 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2040, lượng rác thải nhựa tồn tại trong đại dương sẽ lên đến 600 triệu tấn, trọng lượng tương đương 3 triệu con cá voi xanh.
Trên thực tế, lượng nhựa sản xuất hằng năm tăng nhanh kể từ khi tổng sản lượng toàn cầu đạt 2 triệu tấn năm 1950. Năm 2017, con số này là 348 triệu tấn và dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2040.
Đặc biệt, theo Hiệp hội chất thải rắn quốc tế, tiêu thụ nhựa dùng một lần đã tăng lên trong đại dịch Covid-19. Tại các bãi biển Châu Á, khẩu trang và găng tay y tế la liệt khắp nơi. Các bãi chôn lấp trên toàn thế giới được chất đống với số lượng kỷ lục các hộp đựng thức ăn mang đi và giao hàng trực tuyến.
“Ô nhiễm nhựa là vấn đề ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm nhựa sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì”, Winnie Lau, quản lý cấp cao của Pew và đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội
