Tag

Biến rác thải thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Môi trường 26/09/2020 13:00
aa
TTTĐ - Ô nhiễm môi trường do chôn lấp rác thải đang là vấn đề lớn gây đau đầu cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi ngày người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh đang xả ra một lượng rác khổng lồ. Trước thực trạng trên, cần có giải pháp khoa học, công nghệ để xử lý; biến rác thải thành tài nguyên để tái sử dụng.
Tái chế rác thải nhựa thành đồ dùng học tập ở mầm non Yên Bái Thanh niên Ba Đình hành động vì chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa Hội thảo xây dựng phương án quản lý rác thải nhựa bảo vệ môi trường sống của thủy, hải sản Rác thải nhựa có xu hướng tăng cao trong mùa dịch Đưa rác thải vào nhà máy xử lý trước ngày 15/9 Biến rác thải thành điện: Giải bài toán khủng hoảng ô nhiễm rác
Nhân viên của nhà máy đốt rác, phát điện Cần Thơ đưa rác vào lò đốt
Nhân viên của nhà máy đốt rác, phát điện Cần Thơ đưa rác thải vào lò đốt

Sự gia tăng dân số, tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và làng nghề, y tế và du lịch đã làm phát sinh chất thải ngày càng lớn với thành phần ngày càng phức tạp trong đó có chất thải rắn (CTR).

Trung bình mỗi năm, tổng lượng CTR sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Thủ đô Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn, tỷ lệ chôn lấp tới 90%. TP HCM tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%.

Với lượng CTR phát sinh như vậy, cần có biện pháp quản lý đồng bộ từ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, trong đó, việc xây dựng chính sách để có biện pháp biến chất thải thành tài nguyên lả rất cần thiết.

Bài học có thể rút ra từ Nhật Bản cho thấy, từ một nước đã từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồn nước nghiêm trọng do rác thải gây ra trong nhiều thập kỉ trước, đến nay, Nhật Bản đã trở thành đất nước sạch sẽ bậc nhất thế giới.

Theo thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm nước Nhật xả ra trên 45 tỷ tấn rác, xếp thứ 8 thế giới. Không có nhiều diện tích đất đai để chôn lấp như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi) có thể đốt cả những vật liệu khó cháy để lấy năng lượng và giảm lượng khí thải NO và NO2. Đến nay, hơn 70% CTR của Nhật Bản được đốt để sản xuất điện, phần còn lại để tái chế và chỉ một lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác.

Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành các cụm đảo nhân tạo. Các cụm đảo này được phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest, có tác dụng như “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ làm mát không khí biển thổi vào Tokyo.

Đóng góp vào thành công trong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải kể đến chính sách của các công ty thu gom CTR và ý thức của người dân trong việc phân loại rác theo nhiều nhóm khác nhau. Nhật Bản cũng là nước có nhiều đăng kí sáng chế liên quan đến công nghệ biến chất thải thành năng lượng nhất trên thế giới.

Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc có một hệ thống quản lý CTR rất khoa học và tiên tiến, yêu cầu khắt khe với vấn đề phân loại CTR tái chế, đồng thời người dân rất có ý thức trong việc phân loại rác trước khi mang đổ. Người dân phải trả phí cho việc xử lý những loại CTR cồng kềnh như: Đồ nội thất, đồ dùng thiết bị điện... Hiện nay Hàn Quốc tái chế được tới 59% chất thải rắn, chỉ 25% đốt và 16% là chôn lấp.

Về xử lý, rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp theo công nghệ hiện đại, liên hoàn khép kín để thu hồi khí bioga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết sẽ tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Biện pháp này đã giúp đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc từ việc tái sử dụng chất thải phục vụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu ngân sách từ việc bán hạn ngạch khí thải do tiết kiệm được.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn tiếp tục xây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác này nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thể thao, khu sinh thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý chất thải sử dụng tro, xỉ, than từ các nhà máy nhiệt điện, xỉ thải từ các nhà máy luyện thép tái chế làm gạch không nung, phụ gia bê tông, phụ gia xi măng, lót đường; Ban hành các quy định pháp luật, chính sách hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị trong công tác quản lý, xử lý CTR; Công tác quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt tại hầu hết các địa phương; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Tổng Cục thống kê, việc sử dụng công nghệ đốt CTR thu hồi năng lượng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đang được coi là giải pháp hiệu quả và bền vững đối với các nước trên thế giới. Nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Cần Thơ đã đi vào hoạt động tháng 12/2018, sau thời gian vận hành thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng về môi trường.

Tính đến đầu năm (sau hơn một năm đi vào hoạt động), Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ đã xử lý được khoảng 175.000 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố, tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Hiện nay, mỗi ngày, nhà máy xử lý từ 400 - 430 tấn rác, chiếm khoảng 70% lượng rác thải hàng ngày của Cần Thơ, giúp cải thiện hiệu quả môi trường thành phố.

Tại Hà Nội, những năm qua, thành phố đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (1 nhà máy), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (2 nhà máy) và Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké - huyện Chương Mỹ (1 nhà máy)... Trong đó, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (công suất 4.000 tấn rác/ngày - đêm)…; Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã đưa ra dự báo với Việt Nam về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 8,4%/ năm đối với khu vực đô thị và tổng mức độ tăng dự báo khoảng 5% mỗi năm, tổng lượng chất thải ước trên cả nước tính tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030.

Theo đánh giá của WB, quản lý chất thải ở Việt Nam có đặc điểm là khá hạn chế trong việc thu gom, xử lý và tiêu hủy đối với hầu như tất cả các loại chất thải, nhất là CTR.

Để quản lý và xử lý rác thải rắn, thời gian tới các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với chất thải rắn; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về quản lý chất thải rắn. Cụ thể như cơ chế phối hợp liên vùng, địa phương trong quản lý; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tái chế chất thải, về sản phẩm tái chế, về lò đốt, về trang thiết bị thu gom, vận chuyển… Kiện toàn, thống nhất tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý chất thải rắn ở tất cả các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, chúng ta phải cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia quản lý chất thải rắn. Các địa phương cần phải xây dựng và công bố công khai các đơn giá về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế, xã hội; Nhất là thực hiện công khai, minh bạch trong đấu thầu, tuyển chọn nhà đầu tư quản lý chất thải rắn; Thực hiện đàm phán rõ ràng với nhà đầu tư, tránh trường hợp không đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường; xem xét, nâng thời gian hợp đồng để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ.

Đồng thời, các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy phân loại tại nguồn; cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, vòng đời sản phẩm, ISO 14000; Các chương trình truyền thông cần tăng cường để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong cộng đồng dân cư.

Tại Hà Nội, Công ty CP Dịch vụ Sản xuất Toàn Cầu đã lần đầu tiên đưa vào vận hành công nghệ nghiền, tái chế CTR xây dựng, tại công trình phá dỡ 4 tòa nhà từ 3 tầng và 7 tầng ở số 138 phố Giảng Võ để thực hiện dự án Khu nhà hỗn hợp Grandeur Place.

Công nghệ xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng bị phá bỏ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn EU6 (Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn EU4).

Việc xử lý chất thải rắn được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại như: Máy nghiền công suất cao RM70Go! và RM100Go của hãng Rubber Master - CHLB Đức đáp ứng tất cả các nhu cầu xử lý các loại nguyên liệu khoáng sản như đá hộc, bê tông, nhựa đường, thủy tinh… và đều đáp ứng được yêu cầu về tính cơ động, bảo trì dễ dàng và an toàn cho người sử dụng.

Theo đại diện Công ty CP Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu cho biết, các thiết bị này có công suất từ 120 tới 250 tấn/giờ, không chiếm diện tích lớn, hoạt động được ở các khu vực đông dân và phù hợp với nhiều loại công trình cần phá dỡ.

CTR xây dựng sau khi được nghiền, sàng, phân loại có thể tái sử dụng ngay như vật liệu cấp phối xây dựng, cốt liệu tái chế hoặc vật liệu san lấp mặt bằng. Đây là nguồn vật liệu thay thế hữu ích cho nguồn nguyên liệu tự nhiên đang được sử dụng phục vụ các công trình xây dựng vốn ngày càng cạn kiệt.

Cũng theo đại diện Công ty Toàn Cầu, sau gần 3 năm đưa thiết bị tiên tiến vào hoạt động, đến nay Công ty đã tham gia tái chế CTR tại hàng trăm công trình lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội như: Phá dỡ xây dựng lại trụ sở Công an TP Hà Nội; Tiếp nhận xử lý CTR xây dựng từ các dự án Khu đô thị Tây Mỗ; Dự án The Manor Central Par Nguyễn Xiển; Khu đô thị Gia Lâm… do các công ty môi trường đô thị Hà Nội chuyển về.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hà Nội nhiều mây, mưa rào rải rác, có nơi có dông Xã hội

Hà Nội nhiều mây, mưa rào rải rác, có nơi có dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/5, từ Nam Nghệ An đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ Môi trường

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
Khu vực Bắc Bộ mưa rất to Môi trường

Khu vực Bắc Bộ mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/5, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Cao Bằng Môi trường

Nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Cao Bằng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 4 giờ đến 9 giờ ngày 23/5, khu vực các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, có nơi trên 80mm.
Bắc Bộ ngày có nắng nóng, chiều tối và đêm mưa dông Môi trường

Bắc Bộ ngày có nắng nóng, chiều tối và đêm mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 22/5, nhiều khu vực có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường Môi trường

Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, TP Hà Nội, TP HCM về dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (Dự thảo Chỉ thị).
Tập trung triển khai hiệu quả những kết quả của Hội nghị P4G Xã hội

Tập trung triển khai hiệu quả những kết quả của Hội nghị P4G

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai hiệu quả những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư vừa diễn ra tại Hà Nội.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều có thể có dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều có thể có dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/5, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 20/5, các khu vực trong cả nước ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Xem thêm