Tag

Triển lãm tranh và ra mắt sách "Vẽ gì cũng là tự họa" của họa sĩ Trịnh Lữ

Người Hà Nội 04/01/2022 16:44
aa
TTTĐ - “Vẽ gì cũng là tự họa” là tên cuốn sách mỹ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ - cuốn sách khởi đầu Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Omega Plus và cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông được diễn ra tại The Muse Artspace dưới sự đồng tổ chức của The Muse, Omega Plus và The Book Lag.
Triển lãm ''Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chân dung một huyền thoại''

Trịnh Lữ quả thật không phải là cái tên xa lạ gì với cả giới hội họa và văn học, một phần là vì người có cả hai cái tài như ông cũng không nhiều, phần thứ hai là bởi trong lĩnh vực nào ông cũng đạt đến một mức độ thành quả mà những người trong giới ấy không thể phủ nhận.

Triển lãm tranh và ra mắt sách của họa sĩ Trịnh Lữ
Triển lãm tranh và ra mắt sách của họa sĩ Trịnh Lữ

Ông học hội hoạ và thiết kế từ nhỏ với bố là Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (khoá 9 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và mẹ là Họa sĩ Nguyễn Thị Khang. Sau này ông tu nghiệp thêm về hội hoạ và tâm lý học thị giác ở Đại học Cornell (1992 - 1994); Hội hoạ, lịch sử và phê bình mỹ thuật tại đại học Wisconsin ở Milwaukee (2014 - 2018) tại Hoa Kỳ.

Tác phẩm của Trịnh Lữ
Tác phẩm của Trịnh Lữ

Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông được tổ chức năm 1993 tại Upstair Gallery ở Ithaca và tờ nhật báo Ithaca Journal bầu chọn Trịnh Lữ là “Nghệ sỹ của năm”. Triển lãm cá nhân thứ hai cũng tại Ithaca, do Artifax Gallery tổ chức năm 1994. Các ấn phẩm thiết kế của ông đã từng dùng tại Citibank và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại New York.

Năm 2015, ông trưng bày 67 bức tranh tại phố cổ Hàng Đồng (Hà Nội). Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến đọc diễn từ khai mạc cuộc trưng bày này, coi đây là một hoạt động văn hoá tự phát đặc biệt có ý nghĩa đánh dấu 20 năm ngày nối lại bang giao Việt - Mỹ.

Triển lãm tranh và ra mắt sách "Vẽ gì cũng là tự họa" của họa sĩ Trịnh Lữ

"Vẽ gì cũng là tự họa" là triển lãm cá nhân hiếm hoi mà họa sĩ Trịnh Lữ tổ chức tại Hà Nội. Triển lãm mở cửa 9h - 21h từ ngày 4-11/1 tại The Muse Artspace (47 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Các bức tranh của ông lần này được trưng bày theo 3 mảng chính: tranh phong cảnh, tranh chân dung, và tranh tĩnh vật theo phong cách “bức tường tranh” (gallery-wall).

Cuốn sách “Vẽ gì cũng là tự họa” do chính tay ông tự thiết kế và viết chú thích
Cuốn sách “Vẽ gì cũng là tự họa” do chính tay ông tự thiết kế và viết chú thích

Triển lãm này hứa hẹn đem lại những rung cảm nghệ thuật đầy tri thức và ấm áp.

Triển lãm tranh và ra mắt sách

Cuốn sách “Vẽ gì cũng là tự họa” do chính tay ông tự thiết kế và viết chú thích, cùng lời tựa được viết bởi họa sỹ nhà phê bình nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng và điêu khắc gia Đào Châu Hải. Những bức tranh trong sách cũng được chọn lọc để đưa vào triển lãm lần này.

Triển lãm tranh và ra mắt sách

Bên cạnh không gian triển lãm, Ban tổ chức kết hợp tổ chức buổi ra mắt chính thức cuốn sách “Vẽ gì cũng là tự họa” vào ngày 11/1 với hình thức trực tuyến. Như "một buổi đến chơi xem tranh chuyện trò trong phòng vẽ...", họa sĩ Trịnh Lữ cùng những khách mời đặc biệt sẽ trò chuyện với chúng ta những câu chuyện quanh tranh, những kỷ niệm tuyệt vời trong hơn 60 năm đi vẽ của họa sĩ hay nguồn cảm hứng mà ông có được khi cầm cọ để sáng tác ra những tác phẩm để đời.

“Những câu chuyện sưởi ấm tâm hồn” - món quà tinh thần quý giá dành cho các bạn nhỏ “Những câu chuyện sưởi ấm tâm hồn” - món quà tinh thần quý giá dành cho các bạn nhỏ
"Chuyện trà" - cuốn cẩm nang về một thức uống lâu đời của người Việt"
Tìm hiểu Tìm hiểu "Ý nghĩa của Mariah Carey" khi Giáng sinh về

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm