Triển lãm dòng tranh dân gian Hàng Trống
Triển lãm "Nơi tôi đến": Góc nhìn đa chiều về hành trình của những phụ nữ di cư Bức tranh Hàng Trống lớn nhất sắp xuất hiện trong triển lãm 12 dòng tranh dân gian |
Triển lãm do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức, hướng tới kỷ niệm 25 năm danh hiệu “Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình” và thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa, giúp các giá trị trường tồn với thời gian. Đây là một trong những dòng tranh dân gian tái hiện sinh động nét đẹp văn hóa của người Việt xưa.
Trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn của các dòng tranh dân gian trong đời sống đương đại, nhiều hoạt động khôi phục, bảo tồn dòng tranh dân gian Hàng Trống của các đơn vị, cá nhân tâm huyết đã được triển khai.
UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND phường Hàng Trống phối hợp với nghệ nhân Lê Đình Nghiên và nhóm họa sĩ trẻ của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tổ chức triển lãm giới thiệu những tác phẩm mới của các họa sĩ trẻ, lấy cảm hứng từ tranh dân gian Hàng Trống tại các di tích trên địa bàn quận như: Đình Nam Hương, 75 Hàng Trống, Trung tâm văn hóa nghệ thuật, 22 Hàng Buồm.
![]() |
Theo họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, triển lãm nằm trong dự án "Từ truyền thống tới truyền thống" được khởi xướng từ năm 2020, khi đưa chương trình sáng tác trong xưởng, phát triển lụa và sơn mài. Ngoài việc học tập kỹ thuật, các họa sĩ được ứng dụng ngay vào các tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật đương đại".
![]() |
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên và khách tham quan triển lãm |
Trong triển lãm, công chúng sẽ thấy lụa và sơn mài được biến hình với nhiều cách sáng tạo, xuất phát từ ý tưởng cụ thể của từng cá nhân.
Trong cách trưng bày, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn có sự sắp xếp những tác phẩm gốc bên cạnh các tác phẩm lấy cảm hứng, phát triển từ tác phẩm gốc đó. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn quan niệm "truyền thống về văn hóa, mỹ thuật chỉ phát triển, tiếp nối bởi các sáng tạo trẻ".
![]() |
Tác phầm sơn mài "Ngũ hổ - Ngũ hành" phát triển từ tác phẩm "Ngũ hổ thần tướng" |
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 16/4.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá
