Tag

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

An toàn thực phẩm 17/10/2024 15:38
aa
TTTĐ - Rau xanh và hoa quả là nguồn bổ sung vitamin vô cùng cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ “lười” ăn rau khiến các bậc phụ huynh lo lắng con mình thiếu vitamin và các vi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Tất bật chăm sóc rau xanh để kịp thu hoạch dịp Tết Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Bão lũ và "bão" giá rau xanh Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

Vì sao trẻ hay lười ăn rau?

Một lý do khiến trẻ không ăn rau rất có thể vì vị của rau rất đắng. Cơ sở của vị đắng trong rau tạo nên là do thành phần nguyên tố canxi và các chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên.

Chất dinh dưỡng thực vật là một thuật ngữ bao trùm để chỉ các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật, flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate cũng như là thành phần hóa học tự bảo vệ của thực vật.

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ lười ăn rau

Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng thực vật và lợi ích của nó cũng có ý nghĩa đối với sức khỏe của con người.

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ lười ăn rau là do các bà nội trợ thường chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, protein từ thịt, cá trứng sữa mà vô tình quên bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong khi đó, trẻ nhỏ là đối tượng có tỉ lệ mắc táo bón nhiều nhất bởi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo.

Chất xơ là thành phần quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các toàn bộ cơ thể. Do đó, thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, những đồ ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ chiên rán gây nên khó khăn cho quá trình tiêu hóa, phân thải ra ngoài khó khăn hơn.

Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ, chẳng hạn như axit folic, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy hầu hết trong các loại rau có lá màu xanh đậm.

Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bổ sung các loại rau khác, chẳng hạn như rau có màu như cà rốt và ớt chuông vàng. Thành phần vitamin và khoáng chất của tất cả các loại rau là khác nhau, vì vậy cần cung cấp cho trẻ các loại rau quả khác nhau.

Hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài, nhất là trong rau, củ, quả. Ví dụ: Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt, protein, lipid… thành năng lượng, vitamin nhóm B tạo ra một loại enzyme đồng hóa đường, kích thích ngon miệng.

Chính vì vậy, để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất toàn diện, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn của con.

Trái cây và rau quả giàu các thành phần chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C, beta-carotene). Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất này, các gốc tự do trong cơ thể sẽ có cơ hội phát triển. Lượng dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm giảm miễn dịch, khiến bé dễ bị bệnh.

Cách "tập" thói quen ăn rau của quả cho trẻ

Rau xanh là một trong thực phẩm quan trọng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, chất xơ... tốt cho sự phát triển, sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, đa phần trẻ thường không thích ăn nhiều rau, thậm chí có bé nhạy cảm với mùi vị của rau, nhất là các loại rau có mùi vị đặc trưng.

Nếu càng bị người lớn ép ăn nhiều rau càng nảy sinh tâm lý chán ghét những món ăn này. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu sở thích, cho bé ăn thử rau có vị ngọt với hàm lượng nhỏ như bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang...

Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh vì có nhiều chất xơ, hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn rất tốt. Nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày
Các bà mẹ thường quan tâm bổ sung nhiều đạm trong chế độ dinh dưỡng của con mà không chú ý đến rau xanh

Ngoài ra, trái cây thường có vị ngọt, vì vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn các loại rau xanh. Bố mẹ có thể kết hợp trái cây với các loại rau xanh để bé tiếp cận đa dạng thức ăn trong khẩu phần của mình.

Trẻ thường có xu hướng khó tiếp nhận các loại thức ăn mới, đặc biệt các loại rau nên bố mẹ cần theo dõi, ghi nhận những loại rau bé thích ăn và có cách chế biến phù hợp. Theo đó, bố mẹ nên thiết kế bữa ăn với các loại rau chế biến theo nhiều cách khác nhau (cả sống và chín) để tạo màu sắc đa dạng giúp bớt mùi vị khó chịu của chúng.

Các bà mẹ có thể kết hợp rau với món trẻ thích như salad rau củ, súp rau củ, nước ép, mì spaghetti, sinh tố... Rau có thể kém hấp dẫn với trẻ, nhưng các loại nước chấm, gia vị, nước sốt... sẽ tạo nhiều màu sắc, tăng hương vị và kích thích bé ăn rau nhiều hơn.

Bố mẹ có thể trộn sốt vào salad, thêm phô mai vào các loại cải, súp lơ... để "xử lý" tình trạng bé lười ăn rau.

Con cái cũng sẽ học hỏi về sự lựa chọn thực phẩm từ cha mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để khuyến khích trẻ ăn rau là để trẻ nhìn thấy cha mẹ tự chọn thực đơn rau xanh và thưởng thức đa dạng các loại một cách ngon lành.

Bởi vì bữa ăn gia đình là thời điểm tốt để dạy trẻ về cách ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau.

Các món ăn thông thường trong mọi gia đình như món xào, canh súp, các món ăn nhiều đạm từ thịt... đều có hương vị tuyệt vời với nhiều rau củ hơn. Nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ và anh chị em của chúng chọn đầy rau xanh vào đĩa để thưởng thức, trẻ có thể cũng muốn làm như vậy.

Đọc thêm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường công tác thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ Dinh dưỡng

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

TTTĐ - Chiều 17/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm với chủ đề “Quy định về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Xem thêm