Tag

Trẻ em cần được quan tâm chăm sóc trong mùa dịch

Nhìn ra thế giới 16/06/2021 08:00
aa
TTTĐ - Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới khiến hoạt động kinh tế, sản xuất bị ngưng trệ, nhiều người lớn bị mất việc. Nhiều trẻ em cũng phải bước chân vào thị trường lao động hoặc gián đoạn việc học tập, gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần đáng báo động.

Báo động tình trạng lao động trẻ em

Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), con số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng thêm 8,4 triệu trong vòng bốn năm qua, lên 160 triệu. Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em khác đang đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19.

Con số này đã đánh dấu sự đảo ngược đáng kể của xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 - 2016 (số lượng lao động trẻ em đã giảm 94 triệu).

Báo cáo đã chỉ ra mức tăng đáng kể về số lượng lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 11, dù đối tượng này chỉ chiếm hơn một nửa tổng số trẻ em toàn cầu. Số trẻ em trong độ tuổi 5 - 17 phải làm các công việc nguy hại (được định nghĩa là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ) đã tăng 6,5 triệu trẻ kể từ năm 2016, lên 79 triệu trẻ.

Lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng bốn năm qua (Ảnh: UNICEF)
Lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng bốn năm qua (Ảnh: UNICEF)

Báo cáo cũng cảnh báo rằng, ước tính đến cuối năm 2022, thế giới sẽ có thêm 9 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch. Những cú sốc về kinh tế và trường học bị đóng cửa do đại dịch Covid-19 đồng nghĩa với việc những lao động trẻ em có thể phải làm việc trong thời gian dài hơn hay với điều kiện làm việc tồi tệ hơn.

Ngoài ra, rất nhiều em khác có thể sẽ bị buộc làm việc trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khi các gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và thu nhập.

Lao động trẻ em khiến trẻ em có nguy cơ bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần. Lao động trẻ em tước đi cơ hội học tập, hạn chế quyền và những cơ hội tương lai của trẻ và tạo ra vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và lao động trẻ em từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sức khỏe tâm thần trẻ em trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 được coi là sang chấn hàng loạt mới, có thể tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ trong hiện tại và tương lai sau này. Sang chấn này có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần hiện có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.

Những trẻ em phải cách ly, không được gần bố mẹ; Những người trong gia đình mắc bệnh; Sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc hay bị mất mát người thân vì dịch bệnh… đều gây ra những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.

Trẻ em cũng cần được quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch (Ảnh: AP)
Trẻ em cũng cần được quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch (Ảnh: AP)

Việc không được đến trường, phải ở nhà trong một thời gian dài do phong tỏa vì dịch Covid-19 cũng khiến trẻ em có những hành vi tiêu cực. Kết quả một khảo sát của Trung tâm Sức khỏe và Phát triển trẻ em tại Nhật Bản hồi đầu năm nay cho thấy, khoảng 30% trong 344 học sinh cấp 3 tham gia khảo sát có triệu chứng trầm cảm từ vừa đến nặng liên quan đến đại dịch Covid-19.

Trước đó, khảo sát được thực hiện trực tuyến hồi tháng 11 và 12 năm ngoái trên 715 học sinh từ lớp 4 trở lên, khi các ca Covid-19 tại Nhật Bản tăng mạnh. Các triệu chứng trầm cảm cũng xuất hiện ở 15% của nhóm 261 trẻ cấp 1 và 24% của 110 học sinh cấp 2 tham gia khảo sát.

Số vụ tự tử ở trẻ em tăng cao

Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, số vụ tự tử ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước này đạt mức kỷ lục vào năm 2020.

Bệnh viện nhi Robert Debré ở Paris (Pháp) đã ghi nhận số trẻ em và thanh thiếu niên cần điều trị các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần tăng gấp đôi kể từ tháng 9/2020.

Theo số liệu của Trung tâm Trung Tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, từ đầu tháng 5/2020, số vụ hỗ trợ khẩn cấp liên quan hành vi tự tử ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 - 17 bắt đầu tăng, đặc biệt là nhóm trẻ em gái. Đáng chú ý, trong thời gian từ ngày 26/7 - 22/8/2020, trung bình số vụ hỗ trợ khẩn cấp cho các trẻ em gái tuổi vị thành niên cao hơn 26% so với cùng kỳ năm 2019.

Từ ngày 21/2 - 20/3/2021, tỷ lệ trên vọt lên mức đáng báo động, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020. Ở nhóm các trẻ em trai, tỷ lệ tăng là khoảng 4%.

Ngoài việc cố gắng tự tử, các bác sĩ tâm thần nhi khoa cho biết họ cũng gặp những đứa trẻ bị ám ảnh sợ hãi, cảm giác thèm ăn và rối loạn ăn uống liên quan đến dịch Covid-19. Nhiều trẻ ám ảnh về bệnh nhiễm trùng đến nỗi rửa tay quá mức và bôi gel khử trùng lên khắp cơ thể và sợ bị bệnh do nhiễm virus từ thức ăn.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng ngày càng trở nên phổ biến như trẻ em dễ gặp các cơn hoảng loạn, tim đập nhanh và các triệu chứng về tinh thần khác. Một số khác thì bị nghiện các thiết bị di động và màn hình máy tính. Những vật dụng đó trở thành người trông nom, giáo viên và giải trí của chúng trong thời gian phong tỏa và đóng cửa trường học.

Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe (theo WHO, năm 2001). Trong đó, sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động
Bảo vệ trẻ em như thế nào trên không gian mạng trong dịch Covid? Bảo vệ trẻ em như thế nào trên không gian mạng trong dịch Covid?

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm