Tag

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 01/06/2021 10:11
aa
TTTĐ - Ngày 31/5, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (CRG) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19” với sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế (Save the Children). Đây là sự kiện khởi động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021.
Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19 Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em

Đã thành thông lệ, tháng 6 hàng năm - Tháng Hành động vì trẻ em để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; Tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

Các diễn giả tham gia tọa đàm
Các diễn giả tham gia tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19”

Có một Quốc tế Thiếu nhi đặc biệt

Năm 2021, trong bối cảnh cả nước đồng lòng, chung tay chống đại dịch Covid-19, Tháng Hành động vì trẻ em được phát động với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”. Tháng hành động tập trung vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch; Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Cuộc tọa đàm được phát trực tuyến trên fanpage: MSD Vietnam, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em và Lan tỏa yêu thương.

Chia sẻ về các thông điệp của Tháng Hành động vì trẻ em, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh: “Năm 2021 với bối cảnh đại dịch, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh. Năm nay, chủ đề chính xoay quanh các vấn đề về bảo vệ trẻ em trong khu cách ly; Hướng dẫn cha mẹ đồng hành cùng con trong mùa dịch; Sử dụng internet an toàn, phòng chống tai nạn thương tích - đuối nước trẻ em và các vấn đề chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần; Phát huy quyền tham gia của trẻ em trong gia đình...”.

Nhấn mạnh về ý nghĩa của Tháng Hành động vì trẻ em, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD chia sẻ: “Tháng Hành động vì trẻ em diễn ra trong bối cảnh đại dịch chắc chắn là thiệt thòi cho trẻ em. Các em không thể tận hưởng mùa hè đúng nghĩa với việc vui chơi bên ngoài, tham gia các sự kiện hay đi cắm trại, du lịch cùng gia đình. Rất nhiều gia đình băn khoăn, thắc mắc và lo lắng, làm thế nào để con có thể trải qua một mùa hè an toàn trước đại dịch Covid-19 mà vẫn khỏe khoắn, lành mạnh, phòng tránh được các tai nạn thương tích hay không chúi đầu vào tivi, điện tử...

Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua các kênh trực tuyến sáng tạo của chiến dịch như livestream với những chuyên gia, các hướng dẫn phòng dịch, thử thách của cha mẹ và người chăm sóc trẻ sẽ góp phần hỗ trợ phụ huynh đồng hành cùng con trẻ vượt qua đại dịch. Thời gian giãn cách thực sự gây nhiều khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để kết nối tình cảm gia đình”.

Mong trẻ sớm được đến trường...

Từ cuối tháng 4 vừa qua, làn sóng Covid-19 đã quay trở lại với diễn biến phức tạp, trẻ em được yêu cầu ở trong nhà để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, cũng trong lúc này, nhiều trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ dương tính với Covid-19 hoặc trở thành F1, F2, phải sống trong các khu cách ly hoặc các địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội. Chính vì thế, buổi tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19” diễn ra nhân Tháng Hành động vì trẻ em càng có ý nghĩa đặc biệt.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD); Nghệ sỹ ưu tú Xuân Bắc; Nhà giáo Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; Bà Nguyễn Hà Thành, chuyên gia tâm lý.

Bà Nguyễn Phương Linh (giữa) - Viện trưởng MSD
Bà Nguyễn Phương Linh (giữa), Viện trưởng MSD

Dưới sự điều phối của bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi về những thực trạng, trải nghiệm của trẻ em sống trong khu cách ly, giãn cách và những tác động tới thể chất và tinh thần của trẻ em. Đồng thời, các diễn giả cũng mang tới những lời khuyên hữu ích để chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian dịch bệnh.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Lê Thị Tuyết Lan từng ở trong khu cách ly với vai trò đặc biệt. Đợt dịch bùng phát trước Tết Nguyên đán vừa qua, cô hiệu trưởng Lê Thị Tuyết Lan đã chủ động tình nguyện cách ly tại Tiểu học Xuân Phương để chăm lo cuộc sống cho toàn bộ học sinh, phụ huynh, nhân viên nhà trường vào những ngày giáp Tết.

Cô Lê Thị Tuyết Lan chia sẻ: “Những ngày đầu cách ly, việc thu xếp cho các con ăn nghỉ và thực hiện các thủ tục xét nghiệm làm tôi và tất cả đồng nghiệp cũng như các bậc phụ huynh học sinh ăn không ngon, ngủ không yên, nên thực sự không ai để ý nhiều đến tâm lý các em. Học sinh phần lớn là buồn, có con nhớ nhà, nhớ bố mẹ đã khóc, các cô và các phụ huynh khác phải dỗ dành. Thương các con, tôi luôn phải cố kìm nén cảm xúc của mình lại.

Bây giờ nhớ lại những việc mà thầy và trò trường Tiểu học Xuân Phương đã trải qua, không thấm gì so với các trẻ em ở vùng dịch, vùng biên giới xa xôi đang phải cách ly vì dịch bệnh. Tôi đau lòng khi nghĩ đến dịch bệnh. Mong rằng chúng ta sẽ sớm đẩy lùi dịch Covid-19 để trẻ em được đến trường, phụ huynh yên tâm công tác. Việc học của các con còn lâu dài. Trong thời gian này, an toàn của các con là trên hết. Các phụ huynh không nên quá lo lắng về việc con chưa kịp thi hết năm học thì đã nghỉ hè. Khi nào dịch được kiểm soát, các con quay lại trường thì các thầy cô sẽ hướng dẫn các con ôn tập kiến thức và hoàn thành bài thi”.

Cách ly không chỉ là thử thách của người lớn

Là người cha của 3 bạn nhỏ tinh nghịch đã phải nghỉ hè sớm và chỉ được hoạt động trong nhà, không thể đi học hay tham gia các hoạt động ngoài trời, NSƯT Xuân Bắc đã mang đến những câu chuyện, kinh nghiệm thú vị khi đồng hành cùng các con.

NSƯT Xuân Bắc (bên phải)
NSƯT Xuân Bắc (bên phải) chia sẻ tại tọa đàm

NSƯT Xuân Bắc cho biết: “Việc cách ly không chỉ là thử thách với trẻ em mà còn là thử thách với người lớn. Nếu người lớn cảm thấy khó khăn bao nhiêu, trẻ em còn khó khăn hơn rất nhiều. Chính người lớn phải có tinh thần lạc quan thì mới có thể có tác động tích cực lên các con. Bố mẹ hãy dành thời gian có chất lượng cho con! Bằng việc chơi với con toàn tâm toàn ý, bố mẹ sẽ thấy được sự phát triển của con và con cũng cảm thấy không nhàm chán.

Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp xúc với ti vi, điện thoại, internet. Trong thời đại công nghệ, đó cũng là một cách học, cách chơi, giải trí nhưng bố mẹ không nên cho con dùng điện thoại như là cách trông con, để con không làm phiền đến mình. Đối với trẻ em, những điều mới đều đáng để khám phá và các bậc phụ huynh cần hướng con tới những điều mới mẻ, bổ ích”.

Từ góc độ của chuyên gia tâm lý đã có nhiều năm làm công việc tham vấn, tư vấn tâm lý trẻ em, chuyên gia Nguyễn Hà Thành đưa ra một số lời khuyên để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em: “Khi ở trong nhà quá lâu, trẻ em cũng có thể gặp phải những căng thẳng kéo dài dẫn đến vấn đề tâm lý. Chúng ta dù có nỗ lực bao nhiêu vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.

Bố mẹ cũng có thể trò chuyện, chia sẻ với các con về những cảm xúc của mình một cách khéo léo, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ, để chúng học cách quan tâm, chăm sóc bố mẹ, gia đình. Tôi cũng đồng ý với việc bố mẹ cần dành thời gian chơi với con toàn tâm toàn ý, 5-10 phút mỗi ngày cũng là tuyệt vời.

Về khía cạnh truyền thông, tôi thấy còn khá ít chương trình về đại dịch dành cho trẻ em. Hiện nay, trẻ em đang nghỉ học rất nhiều, vì vậy chúng ta nên có những chương trình truyền thông thân thiện, gần gũi hơn để các em nhận thức được mình cần làm gì và hiểu được trách nhiệm của bản thân. Điều này sẽ giảm thiểu căng thẳng tâm lý, những điều bất ngờ ập đến với các em”.

Khuyến khích và hướng dẫn con có sức đề kháng

Trong buổi tọa đàm, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD, gửi gắm thông điệp: “Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Tất cả chúng ta đều chung tay phòng, chống dịch bệnh nhưng cũng không quên có các hành động vì sự phát triển và lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em. Việc bảo vệ các con là cần thiết nhưng quan trọng không kém là đồng hành cùng con trẻ trong các hoạt động hàng ngày, giữ tinh thần tích cực, lắng nghe và khuyến khích các ý tưởng, sáng kiến, hướng dẫn con có cả sức đề kháng về thể chất và tinh thần để vượt qua đại dịch”.

Bà Linh khuyên các phụ huynh, trẻ em cũng cần ý thức và tham gia phòng, chống dịch bệnh. Các phụ huynh hãy để con được biết, cập nhật, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống có thể xảy ra. Bố mẹ có thể cùng con thảo luận các phương án kịch bản bị cách ly, giãn cách xã hội hoặc thậm chí phải đi cách ly... để có những giải pháp tinh thần tích cực cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Nga (giữa) Phó Cục trưởng Cục Trẻ em
Bà Nguyễn Thị Nga (giữa), Phó Cục trưởng Cục Trẻ em: “Không để trẻ em nào cần hỗ trợ mà không được hỗ trợ trong thời kỳ này”

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh: Cục Trẻ em cũng như các bên liên quan đang tiếp tục nỗ lực để bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các khu vực cách ly và địa bàn giãn cách xã hội. Cụ thể, bà Nga cho biết: “Phương châm của Cục Trẻ em là “không để trẻ em nào cần hỗ trợ mà không được hỗ trợ trong thời kỳ này”. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã chỉ đạo các địa phương đặc biệt quan tâm đến trẻ em. Đối với trẻ em là F0, F1, các đơn vị chức năng sẽ có những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ kinh phí cho trẻ em trong các khu cách ly tập trung.

Trong Tháng Hành động vì trẻ em, Cục Trẻ em cũng sản xuất những chương trình để cung cấp những chính sách, chương trình hỗ trợ trẻ em. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để được tư vấn, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ em trong giai đoạn này".

Đọc thêm

Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng

TTTĐ - Giai đoạn 2020 - 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công tác Đoàn - Hội tại Học viện Tài chính. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Học viện, tuổi trẻ nơi đây không ngừng trưởng thành, hun đúc lý tưởng cách mạng, thắp sáng khát vọng dấn thân, cống hiến với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên

TTTĐ - Đó là những ngày tháng 12/2024, miền Bắc lạnh buốt, khi nhà nhà gấp rút chuẩn bị đón Tết thì đoàn công tác đặc biệt mang theo hơi ấm của đất liền hành trình đến với Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió…
Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận

TTTĐ - Những “chiến sĩ” cầm bút, với sức trẻ, tài năng và bản lĩnh chính trị vững vàng đang từng ngày “chiến đấu” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số

TTTĐ - Sự phát triển nhanh chóng của môi trường truyền thông số đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người làm báo, không ngừng có ý thức trau dồi, bồi đắp lý tưởng, nâng cao bản lĩnh, năng lực để giữ vững “lửa nghề”.
Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương

TTTĐ - Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo chí còn là "cầu nối" giúp đỡ người nghèo khó, những mảnh đời kém may mắn. Nhiều câu chuyện đẹp đã được viết nên từ tấm lòng người làm báo và bạn đọc khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn

TTTĐ - Tối 19/6, tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), một chặng đường vẻ vang, một thế kỷ vàng son của những ngòi bút phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.
Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó

TTTĐ - Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè không chỉ là cơ hội mang sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt huyết đến với những con người, vùng đất khó khăn mà còn là dịp để mỗi bạn trẻ rèn luyện bản thân, trưởng thành trong những hành động thiết thực và ý nghĩa.
Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc

TTTĐ - Những video các bạn trẻ gửi về chương trình “Yêu nước theo cách của bạn” là lát cắt chân thực, cảm xúc và đầy cá tính về tình yêu đất nước. Với các bạn trẻ tình yêu đất nước không phải những điều lớn lao mà bắt đầu từ việc làm, hành động nhỏ.
Quảng Ngãi: Sân khấu hóa tuyên truyền về dân số và phát triển Nhịp sống trẻ

Quảng Ngãi: Sân khấu hóa tuyên truyền về dân số và phát triển

TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề dân số và phát triển, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vừa phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội thi sân khấu hóa tuyên truyền năm 2025.
Hơn 250 chiến sĩ tình nguyện Bình Thuận ra quân chiến dịch hè Nhịp sống trẻ

Hơn 250 chiến sĩ tình nguyện Bình Thuận ra quân chiến dịch hè

TTTĐ - Sáng 14/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, đã diễn ra Lễ ra quân Chiến dịch Mùa hè xanh và Hoa Phượng đỏ cấp tỉnh năm 2025, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa hè đầy ắp hoạt động tình nguyện ý nghĩa của thanh niên Bình Thuận.
Xem thêm