Tag

TP Hồ Chí Minh phấn đấu khôi phục kinh tế, xã hội trong năm 2022

Đô thị 09/01/2022 08:43
aa
TTTĐ - Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, năm 2021, kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội thành phố vẫn có nhiều điểm sáng để làm động lực khôi phục trong năm 2022.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm về tiếng ồn dịp cuối năm TP Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm kit test xét nghiệm nhanh COVID-19 TP Hồ Chí Minh: Thanh toán điện tử khi giải quyết thủ tục hành chính TP Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán 2022 cho công nhân, lao động khó khăn
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị.

Sáng 8/1, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tham Tham dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ và lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp, đơn vị...

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đầu năm 2021, trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, HĐND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh bắt tay xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ.

Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 với biến thể Delta đã tác động nghiêm trọng đến tất cả lĩnh vực của thành phố. Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chủ đề năm diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, thách thức và chưa từng có tiền lệ.

Trong bối cảnh đó, TP Hồ Chí Minh chuyển trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội sang trong tâm thực hiện công tác phòng chống dịch và thực hiện chủ đề "Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Mặc dù chính quyền và Nhân dân phải dành nhiều thời gian phòng chống dịch khi giãn cách xã hội khá lâu kéo theo nền kinh tế chịu nhiều tổn thất tuy nhiên kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều điểm sáng.

Cụ thể, đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát từ cuối tháng 9. Tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành việc tiêm liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên và đang khẩn trương tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho các đối tượng theo quy định…

Đối với việc thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, mặc dù bị ảnh hưởng rất nhiều do tác động của làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 nhưng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng trân trọng và ghi nhận.

Cụ thể, về xây dựng chính quyền đô thị, TP đã hoàn thành việc sắp xếp các phường, thành lập thành phố Thủ Đức theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổ chức thành công bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó thực hiện không tổ chức HĐND cấp quận, phường theo quy định của Nghị quyết số 131 và Nghị định số 33.

Đối với cải thiện môi trường đầu tư, TP Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư có sử dụng đất không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Tổ công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) trong tình hình dịch bệnh COVID-19; Tổ công tác theo dõi, chỉ đạo hoạt động các Tổng Công ty 100% vốn nhà nước; Nhóm công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI...

Các tổ công tác đã giúp tháo gỡ nhanh chóng, thực chất khó khăn cụ thể của các DN; Đồng thời chủ động làm việc với các cơ quan Trung ương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm của TP.

Đối với kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong điều kiện vô cùng khó khăn của dịch bệnh, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 381.531 tỷ đồng, đạt 104,5% dự toán năm 2021. Hoạt động tín dụng - ngân hàng tăng trưởng ổn định, đóng góp một phần cho tăng thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 12,9% so với cùng kỳ.

Đầu tư FDI đạt 7,23 tỷ USD, tăng 38,48% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ (năm 2020 đạt 5,22 tỷ USD). Đặc biệt, một sự kiện quan trọng giúp cho TP Hồ Chí Minh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trong năm 2022 là việc Quốc hội thông qua mức ngân sách giữ lại cho TP Hồ Chí Minh năm 2022 là 21%.

Vì vậy, theo ông Phan Văn Mãi để vực dậy nền kinh tế từ tăng trưởng âm 6,78% năm 2021 đạt được mức tăng trưởng năm 2022 từ 6 - 6,5% và tạo đà tăng trưởng bình thường như trước đại dịch là thách thức tuy nhiên TP Hồ Chí Minh vẫn cần có các giải pháp khắc phục tình trạng tăng trưởng âm của một số ngành, lĩnh vực năm 2021.

Theo đó, TP Hồ Chí Minh xây dựng chủ đề năm 2022 là: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng DN”. Đồng thời, TP tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần XI; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, TP xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 với 19 chỉ tiêu, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) đạt 6% - 6,5%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP.

Theo Phan Văn Mãi, để vực dậy nền kinh tế từ tăng trưởng âm 6,78% năm 2021 đạt được mức tăng trưởng năm 2022 từ 6% - 6,5% và tạo đà tăng trưởng bình thường như trước đại dịch là thách thức bao trùm đối với kinh tế TP. Việc đặt chỉ tiêu GRDP tăng trưởng từ 6% - 6,5% thể hiện quyết tâm cao của TP, của lãnh đạo TP, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2022. Điều này đòi hỏi TP Hồ Chí Minh phải giữ vững thành quả chống dịch, phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố trong năm 2022.

Bên cạnh đó, về cơ cấu kinh tế, xét theo giá hiện hành, khu vực thương mại dịch vụ năm 2021 chiếm tỷ trọng 63,4% trong GRDP thành phố; trong đó có 4/9 ngành dịch vụ (chiếm 34,5% trong GRDP) tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Do đó, TP cần có giải pháp vực dậy các ngành thương mại dịch vụ.

Theo ông Phan Văn Mãi, vấn đề rất quan trọng để đạt được các mục tiêu của năm là nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện và nâng cao hiệu lực - hiệu quả của chính quyền cơ sở; mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư, điều hành doanh nghiệp (DN), tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, nhất là ở các lĩnh vực: DN tư nhân, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thuế, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cấp chính quyền.

“Nếu chúng ta xác định an toàn phòng chống dịch là điều kiện cần thì cải thiện và nâng cao hiệu lực - hiệu quả của chính quyền cơ sở; mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân là điều kiện đủ để tạo đà khôi phục nền kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh trong năm 2022”, ông Phan Văn Mãi nói.

Ngoài ra, muốn đạt được chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội trong năm 2022, ông Phan Văn Mãi yêu cầu các sở ngành, các cấp, các DN, hiệp hội, UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức phải nên cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tập trung trí tuệ, nêu cao trách nhiệm, quán triệt sâu sắc phương châm hành động của Chính phủ đề ra năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, gắn với chủ đề và các chỉ tiêu năm 2022 của TP Hồ Chí Minh để cùng nghiên cứu, phân tích, trao đổi thẳng thắn, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng, những giải pháp thiết thực, khả thi năm 2022.

Đọc thêm

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cầu Long Đại, cầu Tăng Long, cầu Nam Lý… là những dự án quan trọng của TP Thủ Đức, không chỉ sẽ hoàn thiện hệ thống đường bộ mà còn tăng tính liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Hiện nhiều công trình còn đang thi công dang dở nhưng hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới và những lợi ích quan trọng cho thành phố sau khi hoàn thành.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Đô thị

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng Đô thị

Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời tiết tháng 6 tại Thủ đô trải qua nhiều đợt nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, kéo theo hóa đơn tiền điện tăng là nỗi lo của đa số gia đình. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa Đô thị

Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa

TTTĐ - Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua đã phải tu sửa.
Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Xem thêm