TP HCM: Huyện Bình Chánh vẫn kiên quyết cưỡng chế Gia Trang quán - Tràm Chim resort
![]() |
Hiện trường cưỡng chế tại Gia Trang quán - Tràm Chim resort (xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, TP HCM) ghi nhận ngày 23/6
Bài liên quan
TP HCM: Có vội vàng tiếp tục cưỡng chế Gia Trang quán - Tràm Chim resort khi tòa đang xét xử?
TP HCM: Vì sao Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh bị kiện?
TP HCM: Xử lý hàng loạt cán bộ liên quan đến sai phạm đất đai ở Bình Chánh
Theo đó, đoàn liên ngành sẽ thực hiện cưỡng chế đến khi hoàn thành theo Quyết định số 872 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ký ngày 13/12/2019. Sau đó 7 ngày (ngày 20/12/2019), cũng chính Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ký Quyết định số 896 về việc đính chính Quyết định số 872 trên với lý do có sai sót về căn cứ pháp lý viện dẫn.
Ghi nhận tại hiện trường trong các ngày 23 và 24/6, đã có hơn 200 người cùng tham gia công tác tháo dỡ công trình nằm trong khu đất rộng hơn 7.000m2 với tên gọi Gia Trang quán - Tràm Chim resort.
Theo một vị lãnh đạo xã Tân Quý Tây (Bình Chánh): Việc cưỡng chế nhằm buộc chủ công trình là bà Trần Thị Minh Trang khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với diện tích 7.275m2. Lý do là trước đó bà Trang không tự khắc phục dù đã được vận động nhiều lần.
Dự kiến, việc cưỡng chế tháo dỡ sẽ được thực hiện trong vòng 1 tuần.
![]() |
Nhiều hạng mục công trình tại Gia Trang quán (xã Tân Quý Tây, Bình Chánh) đã bị tháo dỡ |
Trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tại hiện trường, bà Trần Thị Minh Trang, chủ khu Gia Trang quán - Tràm Chim resort nêu quan điểm: “Liệu có vội vàng và hợp lý không khi tiến hành cưỡng chế bởi Tòa án đang thụ lý vụ kiện giữa tôi và Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh về vụ việc trên?”.
Bà Trang cũng cho biết, bà đã chấp hành việc ký biên bản làm việc với đoàn cưỡng chế và sẵn sàng phối hợp để tháo dỡ các công trình vi phạm. Tuy nhiên, bà cho rằng các cơ quan chuyên môn huyện Bình Chánh phải chỉ ra hạng mục nào vi phạm, diện tích vi phạm là bao nhiêu, hiện trạng vi phạm như thế nào?
“Nếu các công trình trên đất được chính quyền địa phương xác định sai phạm từ năm 2005 thì tại sao hơn 14 năm qua lại để cho tồn tại và công nhận đó là cơ sở hạ tầng đủ điều kiện để khách sạn đạt chuẩn 2 sao, rồi tới nay lại cưỡng chế. Vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào khi để xảy ra việc này?”, bà Trang đặt vấn đề.
Một sự việc khiến bà Trang bức xúc là căn nhà số 7/13E đường 234, ấp 3, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh của bà, nơi không liên quan các công trình bị buộc phải trả lại hiện trạng đất cũ theo quyết định cưỡng chế nhưng bất ngờ bị đoàn công tác niêm phong “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
![]() |
Dù không nằm trong diện tích cưỡng chế nhưng căn nhà 7/13E đường 234, ấp 3, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh của bà Trần Thị Minh Trang cũng bị niêm phong “nội bất xuất, ngoại bất nhập” |
“Căn nhà hợp pháp của tôi không nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế nhưng các cán bộ đã tự ý niêm phong. Hôm nay cũng là ngày giỗ ông ngoại tôi, ấy vậy mà tôi phải mua các đồ lễ để cúng từ ngoài cửa vì không được vào”, bà Trang bật khóc khi trao đổi với các phóng viên.
Trước đó vào ngày 6/6/2020, TAND TP HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện quyết định hành chính giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Minh Trang (chủ Gia Trang quán - Tràm Chim resort) và bị đơn là Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, xét thấy cần có thời gian để thu thập, bổ sung tài liệu, đánh giá chứng cứ, khi đó mới có thể giải quyết được vụ án một cách toàn diện, khách quan, do đó HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa và sẽ mở lại vào ngày 2/7 tới.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công ty Cổ phần Sao Thái Dương lên tiếng về lô sản phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình
