Tag

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

Văn học 27/07/2024 10:52
aa
TTTĐ - Bài viết “Anh ấy vẫn như xưa” đăng trên tuần báo Tuổi trẻ Thủ đô, số 26 (từ ngày 20/6 - 28/6/2002) do bà Khúc Nga, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu lên những cảm nghĩ của mình về đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ. Bài viết này sau đó được báo Nhân Dân tuyển chọn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (năm 2019) in trong cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng lại bài viết này, giới thiệu với độc giả.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Anh là sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, học trên chúng tôi 3 lớp. Hồi ấy, sinh viên ngữ văn đi sơ tán ở thung lũng Tràng Dương, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Ngày ngày, chúng tôi vừa học, vừa vác nứa dựng lớp, dựng trường đến trầy vai. Và cũng rất nhiều trò “nhất quỷ”, “nhì ma”… đã diễn ra ở cái thung lũng nên thơ, có con suối Đôi ngày đêm thầm thì kể về mối tình chung thủy của đôi trai tài, gái sắc từ muôn xưa…

Bìa cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”
Bìa cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”

Các bạn cùng lớp với anh hồi ấy quý mến anh - cậu sinh viên học giỏi, dáng người nhỏ nhắn, lanh lợi, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người. Anh Đức Lượng, bạn cùng tổ, nay là Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân còn nhớ những buổi học thiếu giáo trình, phải tự chép bài. Anh Lượng chậm chép đủ bài, phải nhờ bạn chép hộ. Ban ngày chép không xong, ban đêm, anh Trọng chong đèn dầu suốt đêm, giúp bạn chép bài hoàn chỉnh. Sáng ra, lỗ mũi hai anh đen sì những muội đèn dầu và cơn buồn ngủ kéo đến, hai người bạn ngủ gục trên bàn.

Tuổi sinh viên thật vô tư, trong sáng, ăn sắn luộc vẫn say sưa hát những bài cổ điển trữ tình của Môda, Sube, chẳng ai nghĩ gì đến những khó khăn, thử thách đang chờ ở phía trước. Ra trường, bước chân sinh viên Khoa Ngữ văn đi muôn nẻo đường: Người ra chiến trường, người đi dạy học, người làm công tác nghiên cứu… Anh Trọng làm báo. Sau này, anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Đến đây, chắc bạn đọc đã rõ: Đó là anh Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội bây giờ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng là cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn, khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội)

Điều tôi cảm nhận được ở anh từ thuở sinh viên, là nhà báo, nhà lý luận hay Tổng Biên tập, cho đến khi được Đảng giao trọng trách, anh vẫn thế, vẫn khiêm tốn, giản dị, mực thước, giữ đúng chất “con nhà lành”. Ở anh, luôn toát ra sự chân thành, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ với đồng chí, đồng đội và Nhân dân Thủ đô. Trong một cuộc họp về quy hoạch xây dựng Hà Nội, anh phát biểu: “Xây nhiều công viên cũng tốt nhưng việc cần hơn là nước ngọt sinh hoạt. Hiện nay bà con còn chưa có đủ nước ngọt để dùng…”.

Mỗi khi bạn bè lớp cũ có dịp tụ hội hoặc đi dã ngoại, anh đều vui vẻ tham gia. Những cuộc đi ấy, anh không dùng xe công vụ của mình mà đi “đại xa” với bạn bè. Có lúc phải đến đám tang, anh không đỗ xịch ô tô trước cửa tang chủ hay nhà tang lễ mà tế nhị đỗ xe cách đó mấy chục mét, rồi xuống xe, thong thả tản bộ vào viếng người mất, chia buồn với người sống.

Một nhân viên văn phòng Thành ủy Hà Nội kể: “Mình chỉ là nhân viên thường, thế mà anh Trọng rất quan tâm, thỉnh thoảng lại cho quà. Có lần về quê lên, anh cho mình ít trứng gà và nói: Trứng tươi lắm, gà nhà mình đấy! Cảm động quá, mấy quả trứng thì mua đâu chả được, có đáng gì nhưng cách xử sự nặng tình, nặng nghĩa ấy mình không bao giờ quên”.

Là cán bộ cấp cao nhưng đến giờ anh vẫn ở nhà tập thể, trên gác. Tôi và anh cùng địa bàn dân cư, cùng sinh hoạt ở Đảng bộ phường Quán Thánh. Anh Bình, Bí thư Đảng ủy phường kể rằng: “Khi Thành ủy có chủ trương đưa đảng viên về sinh hoạt tại địa bàn dân cư, anh Trọng là người gương mẫu tham gia đầu tiên, không tự cho mình là đảng viên thuộc tầng lớp trên. Không chỉ tự giác tham gia sinh hoạt, anh còn nhắc chi bộ nên duy trì đều các buổi họp thường kỳ…”

Gần đây, chúng tôi có dịp trở về thăm lại thung lũng Tràng Dương, trải chiếu bên suối, giở cơm nắm ra ăn trưa để hồi tưởng một thời sinh viên sôi nổi. Chúng tôi vào thăm từng nhà dân, những người đã đùm bọc, che chở sinh viên Khoa Ngữ văn những năm kháng chiến. Bà con hoan hỷ đón tiếp chúng tôi như đón những đứa con đi xa trở về. Trong vòng tay ấm áp của “lũ quỷ sứ” năm xưa, bỗng một lão nông cất tiếng hỏi:

- Các anh, các chị mới ở Hà Nội lên? Anh Phú Trọng có khỏe không?

Thấy có người nhắc đến anh Trọng, nhà báo Trường Phước nhanh nhảu đỡ lời:

- Thưa bác, anh Trọng vẫn khỏe nhưng mắc công việc, hôm nay không cùng chúng cháu lên thăm các bác được, mong các bác thông cảm!

Một bạn trong nhóm đùa vui:

- Bác yên tâm, anh ấy bây giờ “làm to” lắm rồi!

Bác nông dân cười hiền:

- Làm to đến mấy cũng là con em của Nhân dân. Chúng tôi luôn nhớ anh ấy. Ngôi nhà dưới chân núi kia, phía sau trụ sở ủy ban xã là lán sinh viên, trước kia anh Trọng ở đó.

- Chúng tôi nhìn theo tay chỉ của bác nông dân. Những kỷ niệm xưa bỗng xô về, vẫy gọi…

Trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất với báo giới, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa trân trọng, vừa dành cho các nhà báo tình cảm thân thương, gần gũi qua ý kiến phát biểu của mình: Từ ngày 21/6/2001 đến nay đã tròn một năm. Sau một năm, chúng ta ngồi lại với nhau để nhìn lại những gì đã làm được, cái gì chưa làm được.

Thời gian qua, rõ ràng báo chí là một bộ phận quan trọng giúp đỡ lãnh đạo thành phố Hà Nội điều hành công việc của mình. Những ý kiến đóng góp của các nhà báo trong cuộc gặp mặt này, tôi trân trọng cảm ơn và tiếp thu. Tôi cũng là nhà báo nên quan hệ giữa tôi với các nhà báo là mối quan hệ thật lòng, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau trao đổi thông tin. Với chức năng phát hiện và giám sát, các nhà báo luôn phải là “người trong cuộc”…

Là người cầm bút, chúng ta đã biểu dương nhiều tấm gương lao động quả cảm, những người tốt, việc tốt trong đời thường, tại sao chúng ta lại không viết về những người lãnh đạo của mình? Từ suy nghĩ, nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, tôi muốn viết mấy dòng về đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội, một nhà báo chân chính đáng để lớp trẻ noi theo.

Đọc thêm

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Xem thêm