Tag

Tình làng nghĩa xóm trong những ngày mất điện

Người Hà Nội 11/06/2023 12:48
aa
TTTĐ - Trong những ngày nắng nóng lại có lịch cắt điện luân phiên, người Hà Nội đã san sẻ khó khăn, tương trợ lẫn nhau để cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, không bị đảo lộn quá nhiều. Tình làng nghĩa xóm vì thế đã trở thành những cơn gió mát lành, xua bớt đi cái oi bức và mệt mỏi của mùa hè...
Những món quà “tình làng, nghĩa xóm”

Giảm bớt những bất tiện

Tại Hà Nội những ngày qua có nơi bị cắt điện kéo dài nhiều giờ đồng hồ, gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt. Không được sử dụng quạt, điều hòa trong thời tiết oi bức này là một điều khó khăn, mệt mỏi với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là nhà nào có em bé, cháu nhỏ.

Nhiều gia đình tìm cách “đi trốn” tại các địa điểm mát mẻ và thoải mái hơn, trong đó, sang nhà hàng xóm là một nơi lý tưởng. Hàng xóm ở đây là những hộ gia đình cách nơi bị mất điện không xa, có khi thuộc địa bàn xã khác, phường khác hoặc nơi giáp ranh nên không chịu cảnh "tối lửa tắt đèn" như những nhà bên cạnh.

Chị Mai Thương (ở huyện Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: “Mấy hôm vừa rồi cắt điện liên tục, thời tiết oi ả, nóng bức, đến mình là người lớn còn khó chịu huống chi là các con nhỏ. Con cái cũng cứ quấy khóc suốt nên cũng không làm thêm được việc gì cả.

Chia nhau chút gió mát...
Người Hà Nội chia nhau chút gió mát khi mất điện

Đi tìm phòng ở khăp các nhà nghỉ đều kín nên mình đã bế cháu sang nhà hàng xóm để ở nhờ. Chính những lúc như thế này mới thấy mọi người nhiệt tình, tình cảm và vô cùng tốt bụng. Hai mẹ con ở nhà bác từ 10 giờ đến tận khi nhà có điện là 3 giờ chiều. Không những không khó chịu mà bác hàng xóm còn nấu cơm cho 2 mẹ con luôn.

Bình thường cũng ít khi chúng ta có dịp để thể hiện “tình làng nghĩa xóm”, chính ra khi mất điện, điều này lại được thể hiện rõ nét hơn”.

Chị Hạnh Bùi (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: “Những lúc mất điện thôi thì đành ngồi quạt tay cho nhau cho đỡ nóng nhưng đến bữa thì khá bất tiện. Nhà tôi dùng bếp từ, nên đến cả việc nấu đồ ăn thức uống cũng gặp khó khăn. Rất may, nhà hàng xóm nấu bếp gas nên tôi vẫn chạy qua nấu cơm và thức ăn nhờ được. Cứ đặt nồi lên bếp, chúng tôi vừa nấu vừa chuyện trò với nhau.

Thời điểm và thời tiết như thế này ai cũng thông cảm và hiểu cho cái cảnh mất điện nên mọi người rất nhiệt tình giúp đỡ nhau, chẳng câu nệ gì. Đến lúc nấu xong, nhà này còn chia bớt cho nhà một ít. Có hôm nấu chung rồi chia đôi, cũng có hôm hai nhà ngồi ăn luôn một mâm cho vui".

Rồi chị kể, đến khi nhà họ mất điện, chị cũng rất vui vẻ mời họ sang nhà mình, có đồ ăn thì mời, đến bữa thì cùng nấu ăn, đến giờ ngủ thì phân chia phòng, chịu khó chen chúc một chút nhưng lại thấy vui vẻ, gần gũi, chan hòa với nhau.

Chị Võ Linh (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) kể, những mùa hè trước chị thường để con ở nhà, con tự nấu cơm, tự giác ăn ngủ đúng giờ, thỉnh thoảng chị chỉ cần xem màn hình camera là biết tình hình ở nhà để gọi điện đôn đốc con. Hè năm nay, lúc mất điện chị phải mang con sang khu vực có điện, gửi nhờ người quen.

"Rất may, con mình hòa nhập, chơi vui vẻ với con bác chủ nhà. Giờ hai nhà cứ nhà nào mất điện thì chạy sang nhà kia. Có khi con mình còn ở nhà hàng xóm nhiều hơn nhà mình. Cũng có lúc nhà mình tập trung vài đứa trẻ, ầm ĩ hết cả lên nhưng mà giúp đỡ lại được người khác lúc khó khăn thấy vui lắm", chị Võ Linh cho biết.

Gắn kết những tình thân

Làng xóm đối với người Việt Nam là nơi sinh ra, lớn lên, có quan hệ đến việc hình thành tính cách của mỗi con người. Tình làng nghĩa xóm là để chỉ sự gắn kết, đùm bọc, chia sẻ với nhau, không chỉ trong quan hệ họ hàng, dòng tộc, mà cao hơn, là sự gắn kết cộng đồng.

Người ta vẫn nói "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Với những thành phố lớn như Hà Nội hiện nay, điều này càng cần thiết. Bởi lẽ, không phải ai cũng là "người Hà Nội gốc" mà có anh em, họ hàng ở gần hay ở sát bên cạnh.

Đa phần chúng ta đều từ các miền quê tụ hội về đây, chọn Hà Nội làm nơi sinh cơ, lập nghiệp. Chính những câu chuyện, sự tương tác qua lại, chuyện trò hàng ngày mà chúng ta trở nên thân thiết, gần gũi hơn với hàng xóm xung quanh. Để rồi, sau những lần khó khăn, hoạn nạn, chúng ta có thêm những kỉ niệm và sự gắn bó.

Chị Hoàng Dung (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) mấy ngày nay vẫn nhắc đi nhắc lại hôm trước khu nhà chị bị mất điện. Chỉ vài giờ đồng hồ thôi nhưng vì chị bận một cuộc họp quan trọng, chưa về ngay được nên cứ canh cánh trong lòng. Ở nhà chỉ có bà giúp việc với mẹ đã già yếu. Bà giúp việc thì mới đến, chưa quen ai.

Giúp đỡ, chia sẻ những lúc khó khăn càng thêm gắn kết tình thân
Giúp đỡ, chia sẻ những lúc khó khăn càng thêm gắn kết tình thân

Tan họp, chị gọi ngay về nhà, thấy bà giúp việc bảo nhà hàng xóm đã chủ động chạy sang hỏi han rồi cầm nồi cháo về nấu nóng lại để mẹ chị ăn và uống thuốc cho đúng bữa. Họ còn cho nhà chị mượn một chiếc quạt tích điện dùng tạm vì biết mẹ chị sức khỏe không tốt, sợ nóng không chịu nổi huyết áp lại tăng.

"Sống bên cạnh những người hàng xóm như vậy, mình thấy thực sự ấm lòng. Họ lo cho gia đình mình như lo cho người thân trong nhà. Chắc chắn rằng, khi nhà hàng xóm có việc gì thì mình cũng sẽ là người đầu tiên có mặt", chị Dung cảm động tâm sự.

Còn rất nhiều câu chuyện đẹp nữa mà người Hà Nội đang viết nên từng ngày, như họ đã từng giúp đỡ, dìu dắt nhau qua biết bao khó khăn, gian khổ. Chính bởi vậy, chúng ta sống giữa Hà Nội chính là được sống trong bầu không khí của yêu thương, đùm bọc, của chan hòa tình làng nghĩa xóm để ta thấy gắn bó hơn với quê hương thứ hai này.

Đọc thêm

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sáng 7/6, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu trực tuyến gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt với chủ đề “Thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại” trên Trang thông tin điện tử Thi đua Khen thưởng tại địa chỉ httpsthiduakhenthuongvn.org.vn.
Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng” Người Hà Nội

Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”

TTTĐ - Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch tại Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm