Tinh gọn bộ máy: Động lực thúc đẩy chính quyền số
Hà Nội điển hình, tiên phong trong triển khai chính quyền số |
Chìa khoá nâng cao hiệu quả quản lý hành chính
Khi bộ máy hành chính trở nên “gọn nhẹ”, công nghệ số đóng vai trò là động lực giúp chính quyền vận hành hiệu quả, minh bạch hơn, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Trước đây, với hệ thống hành chính nhiều cấp, mỗi loại thủ tục đều phải qua nhiều khâu trung gian, từ cấp xã lên cấp huyện rồi lên thành phố, tỉnh. Điều này không chỉ gây chồng chéo trong quản lý mà còn khiến người dân mất nhiều thời gian đi lại và chờ đợi.
![]() |
Không khí làm việc nhanh chóng, không đợi chờ tại bàn thủ tục lao động – thương binh – xã hội của bộ phận Một cửa phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình). |
Vì thường sinh sống và làm việc trong nội thành, bạn trẻ Trần Ngọc Hùng (sinh năm 1969, hộ khẩu Đan Phượng, Hà Nội) phải trở về địa phương để làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế. “Hiện tại đã có dịch vụ công quốc gia, mình không cần lóc cóc về quê cấp đổi thẻ nữa. Mỗi lần về quê chỉ mất mấy chục tiền xe buýt nhưng phải nghỉ nửa ngày làm, rất mất thời gian”, bạn Hùng chia sẻ.
Một bộ máy cồng kềnh được thu gọn, các nền tảng quản lý hành chính số như Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin hành chính điện tử được triển khai rộng rãi, giúp giảm đáng kể thời gian xử lý hồ sơ.
Với sự phát triển “vũ bão” của công nghệ 4.0, trong chính đời sống người dân cũng dần tối ưu hoá các hoạt động sinh hoạt chỉ với 1 chiếc điện thoại. “Hiện tại, gần như từ trẻ đến già ai cũng có cho mình một chiếc điện thoại cảm ứng. Vậy nên, dù biết công nghệ hay không biết, mọi người chỉ cần vào nhóm Zalo của cụm dân cư, ai cũng nắm rõ mọi thông báo cho kế hoạch, sự kiện sắp tới của địa phương”, bạn Đinh Văn Tuấn (Đông Anh, Hà Nội) nhận định.
![]() |
Sau sáp nhập, ngay từ những ngày đầu năm mới, các cán bộ cơ sở tại Hà Nội không để một phút trống, thực hiên nghiêm túc công việc trong giờ hành chính |
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi chính quyền số cũng tạo kỳ vọng về sự minh bạch, hiệu quả quản lý nhà nước. Khi mọi quy trình được thực hiện trên nền tảng số, dữ liệu được số hoá và liên thông từ địa phương đến trung ương. Các cấp chính quyền có thể dễ dàng tra cứu, xử lý hồ sơ mà không cần phụ thuộc vào hồ sơ giấy như trước đây.
Chính quyền số gắn với dịch vụ công trực tuyến
Để thực hiện đúng vai trò tiên và vị thế Thủ đô, Hà Nội đã tiên phong và đi đầu trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của trung ương về chuyển đổi số. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Sau khi sáp nhập các phường tại các quận trung tâm Thủ đô, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư điện tử, giúp người dân có thể tra cứu thông tin cá nhân và thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng.
Các ứng dụng số như VNeID, đăng ký khai sinh trực tuyến, căn cước công dân gắn chip đã giúp giảm đáng kể tình trạng ùn tắc tại bộ phận Một cửa.
Một số phường sau khi sáp nhập như Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa) đã triển khai nền tảng quản lý số hoá, việc nhập tịch theo tên phường mới được cập nhật nhanh chóng trên sổ hộ khẩu điện tử VNeID. Hệ thống hoá thông tin người dân trên nền tảng trực tuyến giúp thông tin người dân được đảm bảo, tránh chồng chéo trong vấn đề kê khai giấy tờ khi đến bộ phận Một cửa.
![]() |
Cán bộ một cửa phường Phương Liên - Trung Tự tận tuỵ hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính |
Còn tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình), nhằm nâng cao dịch vụ cho người dân, phường cũng đã ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động hành chính.
“Năm 2024, UBND đã ra mắt sáng kiến, mô hình mới trong cải cách hành chính như VneID; trích lục hộ tịch “2 không”, nghĩa là người dân không phải kê khai mà cán bộ thực hiện trực tiếp tại chỗ và nhận được hồ sơ trong ngày. Trong năm 2025 chúng tôi sẽ tiếp tục đề ra những sáng kiến cải cách hành chính mới để phường Vĩnh Phúc nói riêng và quận Ba Đình nói chung ngày càng phát triển hơn”, bà Cao Thị Thuỷ - Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc chia sẻ.
Bên cạnh đó, với những ứng dụng như iHanoi, người dân có thể trực tiếp phản ánh tình hình khu vực, đề xuất cải thiện môi trường sống, an ninh, văn hoá đến chính quyền địa phương và Thành phố mà không cần thông qua đơn từ, khiếu nại như trước đây.
![]() |
Công nghệ đã có mặt tại nơi người dân hay lo sợ thủ tục hành chính "hành là chính" |
“Nhiều ngày liên tục, tôi thấy có một ô tô đỗ sai quy định trên khu vực gần nhà, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân xung quanh đó. Tôi có phản ánh lại trên iHanoi về sự việc một xe ô tô đỗ sai quy định, ngay sau đó sự việc đã nhanh chóng được giải quyết và vài hôm sau đã không còn xe đỗ sai vị trí đó nữa”, bạn Nguyễn Thu Hà (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ.
Nhờ có những ứng dụng là “cánh tay nối dài” giữa người dân và chính quyền, các vấn đề trong đời sống nhân dân được giải quyết nhanh hơn, thay vì phải chờ đến các buổi tiếp dân định kỳ như trước đây. Khi bộ máy hành chính được thu gọn, chính quyền có điều kiện ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả điều hành, minh bạch hóa quy trình làm việc và cải thiện chất lượng dịch vụ công.
Tuy nhiên, để thực hiện chính quyền số, cũng cần có những chính sách đồng bộ, đảm bảo hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực số và nâng cao nhận thức của người dân về chính quyền điện tử.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping

Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội

Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công
