Tìm giải pháp quản lý tài nguyên nước toàn diện
![]() |
Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh
Bài liên quan
Giảm dần quy mô, công suất khai thác nước ngầm
Phê duyệt đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Thaco - Thái Bình
Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước cùng với tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên nước ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế khiến nhu cầu nước của các ngành kinh tế - xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến; sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh. Đây là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.
Ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục thủy lợi nhận định, nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự sống, phát triển môi trường nhưng lại dễ bị tổn thương. Thực tế, những vùng nào có kênh mương thuỷ lợi điều tiết nguồn nước thì sự sống, môi trường và kinh tế phát triển. Ví dụ như vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ… trước khi có những kênh mương thuỷ lợi, điều tiết tưới tiêu thì kinh tế ở những vùng này đều hết sức khó khăn, khó sản xuất.
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế dự báo trong tương lai không xa có thể có những cuộc tranh chấp, chiến tranh vì tài nguyên nước. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra bởi áp lực dân số càng tăng cao thì nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt… càng đòi hỏi số lượng lớn, chất lượng ngày càng cao.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, sự phân bố nguồn nước không theo quy luật bình thường làm cho việc sản xuất bị rối loạn. Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết, khí hậu cực đoan, dị thường như Elnino kỷ lục cuối 2014-2016 dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long làm hàng chục nghìn ha không canh tác được và hàng trăm nghìn ha bị ảnh hưởng.
Thực tế, việc tích nước ở hồ chứa của Việt Nam không kém những năm trước nhưng lượng nước phục vụ cho vụ sản xuất Xuân - Hè vẫn không đủ cho năm 2019. Tính riêng năm 2019 có 3 đợt nắng nóng kỷ lục, trong đó có đợt kéo dài nhất từ ngày 3.6 - 1.7 với nhiệt độ trung bình 40 độ C, cộng với độ ẩm thấp và gió phơn Tây Nam đổ vào khiến lượng nước bốc hơi gia tăng. Do đó, lượng nước tích trữ không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, tình trạng cực đoan dị thường về thời tiết lại xảy ra theo hướng ngược lại ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, mưa lũ thường xuyên xảy ra và khó lường.
Hiện nguồn nước ngầm cũng đang trong tình trạng thiếu hụt, ô nhiễm nặng do nhu cầu sản xuất và xả thải quá lớn từ các nhà máy, các khu dân cư mà không được xử lý trước khi xả ra môi trưởng… Chính những điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm tài nguyên nước và mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước, các cơ quan chức năng và cộng đồng cần tăng cường việc giám sát, sử dụng nguồn nước. Liên tục thực hiện công tác kiểm tra việc xả thải trước khi xử lý ra môi trường để đảm bảo sự phát triển hệ sinh thái nói chung. Ngoài ra, cần có giải pháp về kinh tế, tài chính với nguồn tài nguyên nước. Đối với ngành thuỷ lợi đã có những quy định rõ rằng, thuỷ lợi được coi là là dịch vụ có giá. Các bộ ngành cũng cần có biện pháp kiểm kê, dự báo, cảnh báo về nguồn nước… đây là nội dung vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, chúng ta phải tăng cường hợp tác thông tin về tài nguyên nước với các quốc gia, để có thể chủ động bảo vệ phát triển nguồn nước.
Mặt khác, chúng ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước, đây là việc cần thực hiện thường xuyên. Các đơn vị cung cấp tài nguyên nước cũng cần phối hợp chặt chẽ với người dân để sử dụng, bảo vệ nguồn nước một cách hiệu quả.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng
