Tag

Thụy Điển cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên con đường đi tới tương lai

Quốc tế 11/01/2019 17:33
aa
TTTĐ - Dẫn câu ca dao của Việt Nam: "Yêu nhau vạn sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng", Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg khẳng định Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục câu chuyện thành công về phát triển kinh tế và xã hội của mình. Đất nước và nhân dân Thụy Điển sẽ luôn là người bạn thân thiết của đất nước và nhân dân Việt Nam, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Thụy Điển cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên con đường đi tới tương lai

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg.

Bài liên quan

Phát động chiến dịch "7 ngày thách thức" tại Hà Nội

Các đại sứ chia sẻ thành tựu và kinh nghiệm của mô hình Bắc Âu với Việt Nam

Phát triển kinh tế vẫn bảo vệ được môi trường

Chọn nữ Đại sứ thiện chí hoa Anh đào Việt Nam

image005

Thụy Điển đã giúp đỡ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, hỗ trợ nhiệt thành Việt Nam trong các hoạt động: đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, cải cách về tài chính, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu..."

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bày tỏ

Phát biểu tại cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg nhấn mạnh: Tình hữu nghị giữa hai nước sẽ lớn mạnh và phát triển hơn. Mối quan hệ thương mại, khoa học, văn hóa và xã hội cũng sẽ tiếp tục nở rộ, đơm hoa, kết trái ngọt.

Đại sứ Pereric Hogberg cho rằng hiện nay, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và công cuộc cải cách thành công, Việt Nam đã là một quốc gia có thu nhập trung bình. Vì thế, hai nước đã tiến tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn. Mối quan hệ song phương đã chuyển dịch và tập trung trước hết vào kinh doanh và thương mại, các lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng đối với cả hai quốc gia trong một nền kinh tế toàn cầu.

Thụy Điển và Việt Nam là hai quốc gia nằm ven biển có diện tích tương đối nhỏ và phụ thuộc vào thương mại toàn cầu và hội nhập quốc tế. Nhiều người quên rằng cách đây không lâu, Thụy Điển là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu. Thụy Điển, giống như Việt Nam, đã nhận ra rằng thương mại, mở cửa với các quốc gia còn lại của thế giới và hợp tác đa phương là chìa khóa cho sự thịnh vượng. Vì vậy thời gian qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước cũng chứng kiến mối quan hệ hưng thịnh giữa Việt Nam và Thụy Điển trong các lĩnh vực thương mại đầu tư, nghiên cứu trao đổi, hợp tác giáo dục, văn hóa và du lịch... Hiện nay, thương mại hai chiều giữa hai nước hiện đã vượt hơn 1 tỷ USD mỗi năm với tiềm năng còn tăng mạnh trong thời gian tới.

"Chúng ta thấy có một sự gia tăng ấn tượng về số lượng các công ty Thụy Điển cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo tại Việt Nam. Các công ty này hiện đang tạo ra hàng trăm ngàn việc làm tại Việt Nam và tiếp tục phát huy các giá trị quan trọng của Thụy Điển như đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và an toàn", Đại sứ Hogberg thông tin thêm và nhấn mạnh: "Với việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, chúng ta sẽ thấy sự hiện diện mạnh hơn nữa của Thụy Điển tại Việt Nam."

Đại sứ Hogberg khẳng định: năm 2019, năm kỷ niệm 50 năm việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, rất nhiều bước tiến mới trong quan hệ đối tác được thực hiện và sẽ là một năm của các chuyến thăm cấp cao, giao lưu văn hóa đẳng cấp thế giới, diễn đàn internet và hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam-Thụy Điển (tổ chức vào tháng 5/2019)...

50 năm trước, vào ngày 11/1/1969, ở đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh tại Việt Nam, Thụy Điển đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chính phủ Thụy Điển và nhân dân Thụy Điển đã bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, văn phòng đầu tiên của Đại sứ quán Thụy Điển đã được khai trương tại khách sạn Metropole ở Hà Nội.

Olof Palme - người sau này trở thành Thủ tướng của Thụy Điển đã tin rằng cuộc chiến tranh tại Việt Nam thật đáng trách về mặt đạo đức. Ông là chính trị gia phương Tây đầu tiên đã lên tiếng rất rõ ràng và mạnh mẽ như vậy. Thậm chí đến ngày hôm nay, di sản của Olof Palme vẫn hiện diện tại Việt Nam. Không chỉ Chính phủ Thụy Điển có phản ứng về cuộc chiến tranh tại Việt Nam mà cả công chúng tại Thụy Điển cũng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Hơn 2,7 triệu người dân Thụy Điển (một phần ba dân số Thụy Điển) tại thời điểm đó, đã ký đơn lên án cuộc chiến tranh và kêu gọi chấm dứt ngay các vụ ném bom.

Thủ tướng Olof Palme đi biểu tình ở Stockholm sát cánh với đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Thọ Chân tháng 2/1968 ( nguồn Wikipedia)
Thủ tướng Olof Palme đi biểu tình ở Stockholm sát cánh với đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Thọ Chân tháng 2/1968 ( nguồn Wikipedia)

Quyết định cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam khi đó là một quyết định gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Thụy Điển, thông qua cơ quan viện trợ SIDA, đã bắt đầu một chương trình hợp tác phát triển lớn. Hỗ trợ phát triển chính thức kéo dài trong 46 năm và lên tới hơn 4 tỷ đô la Mỹ theo giá trị tiền tệ của ngày hôm nay. Thụy Điển là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam trong thập niên 70, lớn nhất trong thập niên 80 và lớn thứ tư trong thập niên 90, đã thể hiện khía cạnh về sự giúp đỡ của Thụy Điển.

Hợp tác song phương hai nước đã tập trung vào y tế như dự án Bệnh viện Uông Bí và Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội, nhà máy giấy Bãi Bằng và các dự án trồng rừng, cải cách hành chính về luật và thuế, ví dụ Dự án Hỗ trợ Tư pháp. Thụy Điển cũng đã hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế “Đổi mới”, xóa đói giảm nghèo như các dự án Chia Sẻ, cung cấp thiết bị và đào tạo các nhà báo và hợp tác văn hóa. Các chính trị gia, học giả và chuyên gia Thụy Điển đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường - giúp hàng triệu người dân thoát khỏi đói nghèo.

“Lúc khó khăn mới biết ai là người bạn thực sự”, trong hơn nửa thế kỷ qua, Thụy Điển đã luôn là người bạn và là đối tác của Việt Nam, ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chiều 15/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt Thế giới 24h

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Nhà nghiên cứu Lưu Anh, Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định lãnh đạo hai nước cùng nhau vạch ra kế hoạch mới.
Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm Quốc tế

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng toàn văn bài viết quan trọng với tựa đề: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt - Trung.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc Thế giới 24h

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc".
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam Quốc tế

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Nhân dịp thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có bài viết mang tựa đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai” đăng trên báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương Quốc tế

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam và Pháp nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thượng tôn luật pháp quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Thế giới 24h

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TTTĐ - Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 - 15/4.
Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Thế giới 24h

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam mở ra "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng Thế giới 24h

Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng

TTTĐ - Đó là chủ đề chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 18/4 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Ninh Bình.
Hoa Kỳ tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày Thế giới 24h

Hoa Kỳ tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa Hoa Kỳ; riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Xem thêm