Tag

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ"

Văn học 04/03/2023 16:33
aa
TTTĐ - Phố Hàng Bột - một trong 36 phố phường Hà Nội nưa nay là con phố mang tên Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam. Là người gắn bó mật thiết với con phố này, tác giả Hồ Công Thiết đã viết nên cuốn sách thú vị, sinh động "Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào" mà nhớ". Sách do Chibooks phát hành và gửi tới đông đảo bạn đọc.
Lượng thông tin khổng lồ và giá trị của cuốn sách "Bản đồ thế giới cà phê"

Có lẽ nhiều người không lạ khi nghe đến cái tên Hồ Công Thiết. Tác giả Hồ Công Thiết sinh năm 1952 và mất vào ngày 22/1/2023 tại Hà Nội. Ông từng là cầu thủ bóng đá của đội Công an Hà Nội và Phó giám đốc Công ty Thương mại và Lữ hành Bắc Sơn (thuộc Bộ Công an). Ông cũng từng là “cây bút” lão thành xuất hiện thường xuyên trên các báo.

Tác giả Hồ Công Thiết
Tác giả Hồ Công Thiết

Đặc biệt, những tác phẩm đã xuất bản của ông ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi nhiều câu chuyện về đất và người Hà Nội một thời như: "Kim Sơn - Điệp viên lãng tử"; "Tản mạn bóng đá Hà thành"; "Chuyện người Hà Nội" - tập 1, 2, 3 (đồng tác giả); "Thăng Long văn Việt" (đồng tác giả); "Chuyện làng quê" - tập 1 (đồng tác giả)...

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách
Cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào mà nhớ" của tác giả Hồ Công Thiết

Phải là người sống và gắn bó đồng thời chịu khó quan sát, thu lượm vào mắt tất cả những gì diễn ra trên con phố của mình, tác giả mới có nhiều kí ức thú vị đến như thế. Thú vị là bởi, đó là những chuyện "tầm phào" nhưng là chuyện của phố Hà Nội một thời, là kí ức của nhiều người một thời.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Chẳng hạn trong bài “Khắc bút và bơm mực bút bi”, nếu ông không kể lại, chắc nhiều người đời sau sẽ không biết đến câu chuyện thú vị này: “Những ngày đầu thằng Nam mới có thêm nghề bơm mực bút bi, lũ chúng tôi thỉnh thoảng phải chạy ra, đứng hậu thuẫn đằng sau như bảo vệ để khách không… đánh nó. Vì thi thoảng, cũng có khách đến bắt đền, cầm theo chiếc bút chảy nhoe nhoét mực hoặc có khi còn mặc nguyên chiếc áo dính đầy mực.

Các tấm postcard do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện
Các tấm postcard do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện

Do mực bơm là mực in thải loại nên loãng toẹt, cứ chảy dần trong bút, thấm cả ra ngoài. Khi đấy, thằng Nam chưa có kinh nghiệm nên chưa biết cách bơm keo vào ống đựng mực của bút bi. Gọi là keo cho oai chứ thực ra, nó được mách nước là lấy bột nếp quấy thành hồ rồi bơm vào đít ống mực. Có loại keo đấy ngăn lại, mực hết chảy và uy tín của nó lại lên vù vù.”

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Hay trong “Tổ mì sợi ngõ Văn Chương - Hàng Bột”, tác giả không chỉ khiến người đọc cảm nhận không khí, cảnh sắc, câu chuyện của Hà Nội ngày ấy mà còn hòa nhịp vào những công việc của người lao động một thời.

“Tổ sản xuất mì sợi tọa lạc ở khoảng đất trống cuối ngõ Văn Chương. Gọi “tổ” cho oai, chứ nơi sản xuất chỉ là cái lán được dựng bằng tre nứa, chính giữa đặt chiếc máy cán mì sợi nhỏ tí. Bột mì được nhào rồi cán đi cán lại tới mỏng tang, sau đó, được xén thành những tấm dài, bề ngang vừa với khuôn khổ máy cắt.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Mấy anh thanh niên làm thuê cho tổ cứ tuần tự người quay máy cắt, người đưa những miếng bột mì đã cán mỏng vào máy. Mẹ tôi thì đón những sợi mì tuôn ra từ máy cắt, tãi bông lên những chiếc mẹt tre đan thưa, rồi chuyển tới bếp lò than hừng hực lửa ở cuối lán. Từng mẹt mì được xếp chồng lên nhau, cho vào chiếc nồi hấp rất to đặt trên bếp lửa, úp lại bằng cái vỏ thùng phuy to tướng, và hơi nước nóng sẽ làm chín sợi mì.”

Còn đây là câu chuyện "Hàng Bột đệ nhất kéo", người thợ cắt tóc trong kí ức người phố Hàng Bột còn như một nghệ sĩ: “Dũi xong mấy đường cơ bản, ông dùng kéo tỉa tót, bấm tanh tách quanh vành tai rồi mấy chỗ tóc lờm xờm quanh đỉnh đầu khách.

Nhiều người muốn cho nhẹ đầu còn nhờ ông tỉa tóc thật mỏng. Lúc đấy, ông dùng chiếc kéo như hai cái lược bắt chéo nhau để tỉa ngắn tóc cho đều. Thường khách đến cắt tóc không dặn ông cắt kiểu gì. Ông nhìn khuôn mặt, dáng tóc cũ là biết phải cắt như thế nào.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

… Có mấy ông, nhà ở làng pháo Bình Đà cũng hay đến. Chưa tới kỳ cắt tóc thì nhờ bấm tỉa. Họ khoái nhất là lúc được cạo mặt và lấy ráy tai. Nhúng chiếc chổi lông tròn xoe vào cái bát nhựa nông thành trôn rộng, ông quét nước xà phòng loãng lên mặt, lên vành tai khách rồi cạo. Những nhát dao khoáng đạt, dứt khoát. Trông thấy ghê mà chưa có ai bị sứt sát vành tai.

Bây giờ, ra hiệu cắt tóc, thợ không dùng dao cạo loại cũ mà bẻ đôi lưỡi dao lam, gài vào thành dao cạo. Lưỡi dao mới sắc và cạo rất êm nhưng động tác cẩn thận, chậm rãi của họ khiến tôi càng thán phục những động tác xưa của ông Bảo Toàn - rất nhanh, dứt khoát và vô cùng êm ái. Ông cạo mà như múa trên khuôn mặt người khách.”

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Chả thế mà, khi đọc cuốn sách này, nhà văn Châu La Việt đã dành những lời trân trọng: "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ đưa ta khám phá lược sử Hàng Bột; Món ngon Hàng Bột (Hà Nội); con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; Trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc.

Tác giả Hồ Công Thiết gắn bó suốt từ tuổi thơ với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ càng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết ra"…

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Thú vị hơn nữa, độc giả khi đến với cuốn sách này còn được tặng kèm 1 bộ postcard 6 tấm về Hà Nội xưa do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện để cảm nhận rõ hơn một thời chưa xa của mảnh đất này.

Đọc thêm

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui” Văn học

Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”

TTTĐ - Sáng 30/1 (tức mùng 2 Tết Ất Tỵ), tại tuyến đường Lê Lợi, công ty cổ phần BOOKAS tổ chức talkshow “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”. Chương trình trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì.
Lời chào mùa xuân Văn học

Lời chào mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu chùm thơ xuân của các tác giả Huỳnh Mai Liên, Nguyễn Thị Hồng Hà, Bùi Thị Thu Lê.
Xem thêm