Thủ tướng giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
![]() |
Bài liên quan
Thủ tướng Chính phủ gửi thư động viên HLV Park Hang-seo và Đoàn Thể thao Việt Nam
Thủ tướng: 'Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng vào Chính phủ'
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chia sẻ cùng đồng bào vùng lũ miền Trung
Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
Thủ tướng quyết định xoá nợ thuế từ 15 tỷ đồng trở lên
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế
Thủ tướng chỉ thị 3 giải pháp trọng tâm thúc đẩy kinh tế miền Trung
Tại Quyết định số 1704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 cho các bộ, cơ quan Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nhiệm vụ thu, chi.
Cụ thể: thu phí, lệ phí thuộc phạm vi ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan Trung ương; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức; chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chi tiết theo lĩnh vực, dự án của từng chương trình cho các bộ, cơ quan Trung ương; chi nhiệm vụ phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia, quản lý tuyến biên giới Việt Nam - Lào; kinh phí thực hiện ba văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo từng mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình mục tiêu theo mức dự toán đã được Quốc hội quyết định; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới...
Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Trong đó, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi quản lý được giao, có nhiệm vụ đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo theo quy định. Các đơn vị chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước đôn đốc doanh nghiệp nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước số thu cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Đồng thời, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, các cơ quan nêu trên thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong từng lĩnh vực chi tương ứng; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do địa phương quyết định theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật ngân sách nhà nước.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công.
Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong điều hành, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Cùng với đó các tỉnh, thành cần giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành.
Theo lộ trình, từ ngày 1/7/2020, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng; đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Các đơn vị tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2020 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2019 còn dư chuyển sang (nếu có). Đồng thời, các cơ quan dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2019, 50% nguồn tăng thu dự toán năm 2020 của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2019, 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập của ngân sách địa phương năm 2020 để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021 - 2025.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025

Đa dạng vị trí việc làm với mức thu nhập hấp dẫn “chờ” người lao động

Biểu dương, ghi nhận những thành tích Petrovietnam đóng góp cho sự phát triển của đất nước

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền
