Tag

Thông tin chính thức về sự việc "nam sinh bị điểm 0 do ngủ quên trong phòng thi"

Giáo dục 05/08/2022 08:59
aa
TTTĐ - Chiều 4/8, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau có báo cáo chính thức sự việc thí sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) bị điểm 0 môn tiếng Anh vì ngủ quên trong phòng thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng thí sinh lớn tuổi nhất là thương binh đỗ tốt nghiệp THPT Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của Đại học Bách khoa Hà Nội là 23

Cán bộ coi thi nói gì?

Trên cơ sở làm việc trực tiếp và nội dung tường trình của cán bộ coi thi, Sở GD&ĐT Cà Mau thông tin: Tại buổi thi Tiếng Anh, em H.N.T thi tại phòng số 0121, do nữ giáo viên L.T.T.T làm giám thị 1, nam giáo viên T.T.N làm giám thị 2. Thí sinh có mặt đúng giờ, làm thủ tục đầy đủ.

Sau khi nhận đề và làm bài, thí sinh không tô vào ô trả lời của phiếu làm, mà làm nháp bằng cách khoanh vào đề thi.

Thông tin chính thức về sự việc
Điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh T

Khi có hiệu lệnh hết giờ, cán bộ coi thi 1 yêu cầu tất cả thí sinh ngừng làm bài, tiến hành thu bài. Lúc thu bài, cán bộ thấy phiếu trả lời của thí sinh T chưa tô câu nào (bỏ giấy trắng).

Theo trình bày của thí sinh T, em đã làm bài thi vào đề thi nhưng chưa tô, rồi mệt quá ngủ tại phòng thi cho đến khi cán bộ thu bài mới tỉnh lại. Em có xin cán bộ coi thi cho tô kết quả vào phiếu trả lời nhưng cán bộ không giải quyết do đã hết thời gian, nêu đồng ý sẽ vi phạm quy chế.

Sở GD&ĐT Cà Mau viện dẫn quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 22 Quy chế thi: "Khi thí sinh bắt đầu làm bài, cán bộ coi thứ 1 đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi và danh sách để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào giấy nháp, giấy thi của thí sinh.

Cán bộ coi thi thứ 2 bao quát chung. Trong giờ làm bài, một cán bộ coi thi bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, cán bộ coi thi còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi. Cán bộ coi thi không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài dưới bất cứ hình thức nào…".

Hai cán bộ coi thi tại phòng 0121 tường trình, trong quá trình coi thi đã bao quát và quan sát thấy các thí sinh đều tập trung làm bài, trong đó có thí sinh T. Khi thời gian thi trôi dần về cuối, có vài em úp mặt xuống bàn nên 2 cán bộ coi thu ngỡ các thí sinh đã làm bài thi xong, chờ hết giờ để nộp bài hoặc đang suy nghĩ làm bài.

Khi thời gian còn 15 phút, cán bộ coi thi có nhắc nhở tất cả các thí sinh cần kiểm tra lại bài thi, thí sinh nào tô vào giấy nháp thì tô vào bài làm. Đến khi thời gian còn 5 phút, cán bộ coi thi tiếp tục nhắc để thí sinh kiểm tra lại bài làm và thông tin cá nhân.

Cán bộ coi thi nghiêm túc rút kinh nghiệm

Sở GD&ĐT Cà Mau xác định việc thí sinh ngủ quên là có. Hai cán bộ coi thi đã thực hiện nhiệm vụ được phân công tại điểm thi đúng quy định của quy chế thi và các văn bản hướng dẫn thi của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trong quá trình coi thi, 2 cán bộ chưa bao quát tốt nên chậm phát hiện việc thí sinh ngủ quên trong phòng thi. Ngoài ra, 2 cán bộ còn thiếu kỹ năng xử lý tình huống.

Trưởng điểm thi có một phần trách nhiệm vì sự việc xảy ra tại điểm thi do bản thân phụ trách.

Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau đề nghị trưởng điểm thi, cán bộ coi thi nghiêm túc rút kinh nghiệm, xem đây là bài học sâu sắc trong công tác coi thi, tránh để lặp lại sự việc tương tự trong lần sau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, cuối ngày 2/8, trên các phương tiện truyền thông có đưa tin về sự việc "Nam sinh trường chuyên bị điểm 0 vì ngủ quên trong phòng thi tốt nghiệp THPT". Cụ thể, sự việc xảy ra vào buổi thi môn tiếng Anh (ngày 8/7), thí sinh H.N.T (học sinh trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau) nhận đề thi rồi làm bài ở giấy nháp trong khoảng 15 phút, sau đó gục xuống bàn ngủ quên.

Đến khi hết giờ, giám thị thu bài, thí sinh T chưa viết vào đáp án. Do nộp giấy trắng nên thí sinh này bị điểm 0.

Tổng điểm các môn thi tốt nghiệp của em T là 50,22 điểm. Được biết, em T là học sinh giỏi và nằm trong đội tuyển môn Vật lý của trường.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm