Tag

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96

Văn hóa 22/01/2022 11:36
aa
TTTĐ - Lúc 0 giờ phút ngày 22/1, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96 tại Thừa Thiên - Huế.
Thiền sư Minh Niệm ra mắt tập thơ "Rung cảm đầu đời"

Theo đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) - nơi Thiền sư bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942, cũng là nơi ông từ nước ngoài về tĩnh dưỡng từ năm 2018.

Trong sáng nay, nhiều tăng ni và người dân đã đến chùa Từ Hiếu để mong thấy thiền sư lần cuối. Do dịch bệnh COVID-19, chỉ một số tăng ni được vào thất Lắng Nghe, còn người dân đứng bên ngoài bái vọng từ xa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Theo thông tin của chùa Từ Hiếu, lễ nhập kim quan (khâm liệm) thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn ra vào 8h ngày 23/1; Lễ trà tỳ (lễ thiêu) lúc 7h ngày 29/1. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong thời gian này, nhà chùa đề nghị khách đến thăm viếng cùng thực tập "tâm niệm cúng dường", miễn phúng điếu vòng hoa, trướng liễn để toàn bộ tang lễ diễn ra trong sự im lặng, thanh tịnh và trang nghiêm.

Sau lễ trà tỳ, xá lợi thiền sư sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới (không xây bảo tháp đặt lọ tro) để thực hiện theo di nguyện của ngài.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em. Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.

Các cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Các cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học, bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.

Tháng 5/1966, thiền sư rời Việt Nam hoạt động ở nhiều nước và từng trụ trì tại chùa Làng Mai, phía Nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách "Vietnam: Lotus in a Sea of Fire" do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây theo đánh giá của một số hãng tin nước ngoài.

Trong tác phẩm "Thế giới Phật giáo", GS.TS John Powers, một học giả Phật học của Australia, đã chọn 13 vị sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật thế giới trong 2.500 năm qua và thiền sư Nhất Hạnh ở vị trí thứ 10.

Mục sư Martin Luther King từng đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, ông là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96

Thiền sư cũng là người đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ... Ông đã viết hơn 120 cuốn sách, trong đó trên 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như "Đường xưa mây trắng", "Phép lạ của sự tỉnh thức", "Hạnh phúc cầm tay", "Phật trong ta"...

Sau hơn 4 thập niên rời xa quê hương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu về Việt Nam vào năm 2005, tiếp đó trong các năm 2007 và 2008.

Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh. Tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ở Hà Nội, ông được mời về Việt Nam với tư cách là người thuyết trình chủ đề chính.

Cuối năm 2014, ông trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập viện ở Pháp trong 4 tháng rưỡi.

Sau khi phục hồi, Thiền sư từ Pháp đến Trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan để được gần quê hương hơn. Năm 2017, ông một lần nữa trở lại Việt Nam và thăm chùa Từ Hiếu.

Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về ngôi chùa này tịnh dưỡng và chia sẻ ý nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch.

"Người trồng rừng" - cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc
Xuất bản sách triết học bằng tranh cho trẻ em của thiền sư Thích Nhất Hạnh Xuất bản sách triết học bằng tranh cho trẻ em của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ra mắt Ra mắt "Việt Nam Phật giáo sử luận" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm