Tag

Thêm nhiều không gian xanh đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị

Muôn mặt cuộc sống 28/04/2024 09:25
aa
TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Hà Nội sẽ làm "sống lại" các công viên bằng cách mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên cây xanh; dù mô hình đầu tư như thế nào thì người dân vẫn được hưởng lợi một cách công bằng... Với mục tiêu đó, Hà Nội đang nỗ lực làm "sống lại" các công viên...
Thêm mảng xanh, tăng không gian sinh hoạt cộng đồng dân cư Lan tỏa không gian xanh nơi công sở Nâng tầm giá trị cuộc sống với không gian xanh

Nhu cầu cấp thiết

Mỗi dịp nghỉ lễ các công viên, vườn hoa lớn trên địa bàn TP Hà Nội lại quá tải khi người dân tìm tới để vui chơi, giải trí. Một địa điểm thu hút rất đông người dân trong các dịp lễ là công viên Thủ Lệ (hay còn gọi là Vườn thú Hà Nội). Dù thời tiết oi nóng, dòng người kéo vào công viên luôn trong tình trạng đông đúc.

Công viên có rất nhiều hoạt động giải trí phù hợp với thiếu nhi nên đa số khách tham quan là các gia đình có con nhỏ.

''Năm nay nghỉ lễ dài nhưng vì nắng nóng và lý do sức khoẻ nên gia đình mình lựa chọn không đi chơi xa. Vì thế tranh thủ chiều mát mình cho các con ra công viên để các bạn nhỏ được khám phá thiên nhiên, động vật”- chị Mai (Ba Đình, Hà Nội) cho biết.

Thêm nhiều không gian xanh đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị
Công viên Thủ Lệ luôn trong tình trạng quá tải mỗi dịp lễ

Trong khi đó Công viên Yên Sở lại trở thành điểm vui chơi dã ngoại lý tưởng của nhiều nhóm bạn và hộ gia đình. Dưới bóng mát của hàng vây ven hồ, từng nhóm người trải bạt, áo mưa ngồi ngay trên bãi cỏ nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện. Phần lớn mọi người đến công viên đều đi theo nhóm, đem theo lều bạt, chiếu, thức ăn, sẵn sàng cho một buổi dã ngoại.

Anh Nguyễn Duy Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) đã cùng gia đình trong khu chung cư gần đó lập kế hoạch tổ chức cắm trại ở công viên Yên Sở cách đây một tuần. “Chúng tôi chọn công viên Yên Sở vì ở đây thoáng mát, không phải chịu cảnh chen chúc, chật chội như các khu vui chơi khác, các con được trải nghiệm không khí vừa thành thị vừa nông thôn", anh Linh chia sẻ

Không chỉ vào mỗi dịp lễ Tết, trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội, thì nhu cầu tận hưởng không gian xanh, công viên, vườn hoa của cư dân Thủ đô ngày càng cấp thiết. Vào sáng sớm hay chiều tối, công viên thu hút đông người dân đến tập luyện, vui chơi với các hoạt động dưỡng sinh của người cao tuổi, các nhóm tập cầu lông, đá cầu, aerobic… Ngoài ra, công viên còn có các khu vui chơi dành cho trẻ em. Vì thế, Hà Nội cần mở thêm nhiều công viên, phân bổ đều trên địa bàn TP.

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, xác định cải tạo, nâng cấp 45 công viên hiện có trên địa bàn 10 quận.

Đến nay, với 41/45 công viên, vườn hoa do UBND các quận thực hiện, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 14/41 vườn hoa. Trong năm 2024, TP tiếp tục hoàn thành 16 dự án. Đến năm 2025, TP dự kiến hoàn thành nốt 11 công viên, vườn hoa, đạt khoảng 91% kế hoạch. Riêng 4 công viên: Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ, Hòa Bình TP sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong năm 2025 và 2026.

Với 9 công viên xây dựng mới, TP giao các sở, ngành và UBND các quận, huyện phối hợp với nhà đầu tư tập trung hướng dẫn, xử lý, đôn đốc, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc cụ thể thuộc lĩnh vực do mình quản lý. 111 công viên, vườn hoa lớn, nhỏ do các quận, huyện chủ động thực hiện, TP yêu cầu UBND các quận, huyện tập trung sớm hoàn thành công tác đầu tư từ nay đến năm 2025 để phục vụ người dân địa phương cũng như bổ sung thêm không gian cây xanh cho Thủ đô.

Thêm nhiều không gian xanh đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị
Nhu cầu tận hưởng không gian xanh, công viên, vườn hoa của cư dân Thủ đô ngày càng cấp thiết

Đồng bộ nhiều tiêu chí

Theo Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng), việc nâng cấp, cải tạo và xây mới đồng bộ hệ thống các không gian công cộng nói chung, đặc biệt là các công viên, vườn hoa trong khu vực nội đô Hà Nội là rất cần thiết.

Tuy nhiên, do đặc thù đa dạng về vị trí phân bố, loại hình, chức năng sử dụng nên để hoàn thành kế hoạch nâng cấp, cải tạo, xây mới đồng bộ hệ thống các công viên, vườn hoa đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền và người dân Thủ đô cũng như một cách tiếp cận bài bản và khoa học.

Trước tiên, việc cải tạo công viên, vườn hoa của Hà Nội phải tuân thủ theo đúng quy hoạch như Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, các quy hoạch phân khu cấp dưới đã được phê duyệt gần đây cũng như các quy hoạch định hướng tiếp theo.

Việc nâng cấp, cải tạo, xây mới các vườn hoa, công viên phải bảo đảm theo đúng số lượng và tiến độ đã đề ra, hạn chế tình trạng “quy hoạch treo”. Ngoài ra, việc thiết kế nâng cấp, cải tạo, xây mới các công viên, vườn hoa, có thể được xem là một trong những khâu then chốt và quan trọng nhất, cần bảo đảm cách tiếp cận theo 7 tiêu chí.

Trong đó, đảm bảo hài hòa với không gian tổng thể chung và có sự kết nối vững chắc với văn hóa bản địa; có bản sắc và tính nhận diện riêng để tạo dựng tính điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan; có tính thẩm mỹ và hướng đến các giá trị xanh, sinh thái trên cơ sở nghiên cứu tổ chức tốt hệ thống cây xanh bóng mát và trang trí; có công năng sử dụng đa dạng, tối ưu sử dụng quỹ đất nội đô cho cùng lúc nhiều giá trị sử dụng khác nhau như: Sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn, luyện tập thể thao, dịch vụ (nếu có)…

Ngoài ra, bảo đảm sự tự do tiếp cận của người dân; tính tiện nghi như bố trí đầy đủ hạ tầng thiết yếu: Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, thiết bị đô thị…Và cuối cùng là bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế như người khuyết tật, người già, trẻ em…

Đọc thêm

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

TTTĐ - Sáng 1/7, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự Muôn mặt cuộc sống

Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự

TTTĐ - Ngày 15/5/2024, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy phép hoạt động số 33.01.0076/TP/KĐHĐ cho Tổ chức hành nghề Luật sư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tiếp tục đề nghị HĐND TP tiếp tục giám sát các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xử lý nước thải, rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn...
"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn Muôn mặt cuộc sống

"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn

TTTĐ - Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung

TTTĐ - Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, qua tổng hợp, đã có 230 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng. Trong đó, 46 kiến nghị gửi tới UBND TP, 180 kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã và 4 kiến nghị gửi tới cấp Trung ương.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình Muôn mặt cuộc sống

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Công ty Cổ phần Thương mại Puma Books Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa Gia đình”.
Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” Muôn mặt cuộc sống

Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao”

TTTĐ - Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng...
Xem thêm