Thế giới 2019: Tiếp diễn xu hướng chống toàn cầu hóa
![]() |
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Trung Quốc tại một sự kiện ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Trong năm 2019, Giáo sư Betts nhận định xu hướng chống toàn cầu hóa xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Theo ông, đây là thách thức cơ bản ảnh hưởng tới bức tranh địa chính trị thế giới trong những năm vừa qua. Những thách thức đó đã phát sinh từ trước nhưng ngày càng trở nên rõ rệt và căng thẳng hơn trong năm 2019.
Về chiến lược trong chính sách đối ngoại an ninh và kinh tế của Mỹ, Giáo sư Betts đánh giá nước Mỹ không có được một chính sách đối ngoại nhất quán và rõ ràng, nhất là trong vấn đề quốc phòng. Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Trump đã đưa nước Mỹ rút ra khỏi các mối quan tâm liên quan đến đa phương và thực hiện nhất quán theo nguyên tắc "Nước Mỹ trước tiên", đồng thời đưa ra các chính sách rất cứng rắn với Trung Quốc và các nước đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chiến lược an ninh và quốc phòng, chính sách của Mỹ rất bấp bênh và khó đoán định. Tổng thống Trump muốn các đồng minh phải đóng góp chi phí quân sự nhiều hơn và công bằng hơn, nhưng đồng thời lại giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho các nước này.
Bên cạnh đó, cách hành xử ngẫu hứng của Tổng thống Trump khiến các chính sách đối ngoại của Mỹ rất khó đoán định, điển hình như việc thay đổi quan điểm liên tục trong vấn đề Triều Tiên. Do đó, các nước khác khó có thể hiểu được chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, trừ vấn đề kinh tế.
Giáo sư Betts cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã tác động lớn đến khu vực Trung Đông và châu Á, khi Washington ủng hộ Saudi Arabia và Israel mạnh mẽ, không ngừng gây sức ép với Iran, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký với Tehran dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Ông Betts tin rằng đây là quyết định sai lầm, đồng thời cảnh báo nếu châu Âu không tìm ra cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, mối quan hệ giữa Iran và phương Tây sẽ bị đổ vỡ, dẫn đến hậu quả khó lường. Trong khi đó, việc Israel ngày càng có những hành động cứng rắn như sáp nhập một phần lãnh thổ Bờ Tây sẽ khiến tình hình Trung Đông thêm bất ổn.
Bài liên quan
Thiên đường né thuế Mỹ của các công ty Trung Quốc
iPhone có thể “made in Vietnam”
Cú sốc cho “gã khổng lồ” của Trung Quốc
Mỹ và Trung Quốc: Cuộc "chiến tranh lạnh" chưa có từng có trong lịch sử
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội hay thách thức với các nhà đầu tư?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
