Thái Nguyên: Lộ diện thương vụ mua bán trái phép hàng trăm tấn chất thải nguy hại?
![]() |
Bài liên quan
Thái Nguyên: Người dân vẫn lo lắng vì hàng trăm tấn chất thải nguy hại
Thái Nguyên: Loay hoay gần 8 tháng không xử lý được 233 tấn chất thải nguy hại bị đổ trộm
Như báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh, ngày 09/01/2018, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Dương Phạm (Công ty Dương Phạm) đã bị lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên bắt quả tang hành vi dùng 10 xe tải chở hơn 233 tấn chất thải nguy hại đổ xuống khu đất gần sông Giang Tiên (thuộc tiểu khu Giang Tân, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).
Sự việc này dẫn đến Công ty Dương Phạm bị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng và buộc công ty này phải di chuyển số chất thải nguy hại đến nơi có đủ điều kiện xử lý.
Sau rất nhiều tháng “dầm mưa dãi nắng” và trước sức ép của dư luận cùng với Quyết định cưỡng chế của UBND tỉnh Thái Nguyên, cuối cùng hơn 233 tấn chất thải nguy hại cũng được Công ty Dương Phạm thuê một đơn vị khác đến di chuyển tới nơi xử lý.
![]() |
Công ty Dương Phạm bị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng vì hành vi đổ trộm hàng trăm tấn chất thải nguy hại. |
Được biết, đơn vị được Công ty Dương Phạm chuyển giao (thuê xử lý) hơn 233 tấn chất thải nguy hại này là Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hùng Phát (Công ty Hùng Phát), địa chỉ thôn Đồng Sài, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, dư luận nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường trong vụ đổ trộm hàng trăm tấn chất tải nguy hại này. Bởi, lần theo dòng sự kiện thì thấy, hơn 233 tấn chất thải nguy hại trước khi bị Công ty Dương Phạm đổ trộm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên lại chính là của công ty Hùng Phát và Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh (Công ty An Sinh). Khi phát hiện đổ trộm thì Công ty Dương Phạm quay lại thuê Công ty Hùng Phát xử lý.
Hai công ty Hùng Phát và An Sinh được một doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thuê thu gom và xử lý chất thải nguy hại. Sau đó hai công ty này đã bán lại cho Công ty Dương Phạm. Trong 10 xe kể trên thì có 5 xe vận chuyển chất thải tiếp nhận từ Công ty An Sinh và 4 xe vận chuyển chất thải từ Công ty Hùng Phát.
![]() |
Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hùng Phát, địa chỉ thôn Đồng Sài, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên xác nhận: “Đúng là số chất thải nguy hại bị công ty Dương Phạm đã vận chuyển và đổ trộm trên địa bàn tỉnh trước đây có nguồn gốc từ Công ty Hùng Phát và An Sinh. Tuy nhiên, những chất thải nguy hại này đã được phía Hùng Phát và An Sinh bán cho Dương Phạm, điều này thể hiện trong hóa đơn, chứng từ mua bán giữa các bên”.
Đến đây dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn về động cơ của việc mua bán chất thải nguy hại giữa Công ty Hùng Phát, Công ty An Sinh với Công ty Dương Phạm. Phải chăng Công ty Hùng Phát và Công ty An Sinh đang sử dụng Công ty Dương Phạm như “con bài tẩy” để gián tiếp đổ chất thải nguy hại ra môi trường mà chưa qua xử lý?. Vì bản chất công ty Dương Phạm không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì Công ty Hùng Phát và Công ty An Sinh khó có thể bán chất thải nguy hại cho đơn vị này được.
![]() |
Ông Nguyễn Thế Giang (giữa) – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. |
Dư luận cũng đặt dấu hỏi về tính pháp lý của thương vụ mua bán hàng trăm tấn chất thải nguy hại giữa Công ty Hùng Phát, Công ty An Sinh với Công ty Dương Phạm?. Để sự việc xảy ra như vậy, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng được dư luận đặt câu hỏi nghi vấn.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng: “Xử lý chất thải nguy hại là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Điều kiện ở đây là đơn vị tiếp nhận phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xử lý chất thải nguy hại. Chính vì vậy, việc hàng trăm tấn chất thải nguy hại được Công ty Hùng Phát, Công ty An Sinh bán cho Công ty Dương Phạm, mà Công ty Dương Phạm không đủ năng lực xử lý chất thải nguy hại là không đúng quy định của pháp luật”.
![]() |
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) |
Khi đặt vấn đề này với ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên thì được vị này cho hay: “Nội dung mua bán chất thải nguy hại khi bên mua không đủ năng lực xử lý mà bên bán vẫn bán, cụ thể là giữa Công ty Hùng Phát, Công ty An Sinh với Công ty Dương Phạm thì cơ quan Cảnh sát môi trường của tỉnh đang điều tra làm rõ. Trước mắt chúng tôi xử lý trách nhiệm của Công ty Dương Phạm khi đã đổ trộm hàng trăm tấn chất thải chưa qua xử lý”.
Nhằm làm sáng tỏ sự việc, chiều 23/8, phóng viên đã liên hệ với công ty Hùng Phát thì được đại diện công ty này hẹn đến hôm khác trả lời.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin!
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
