Tag

Thách thức với ASEAN trong thời đại 4.0

Thế giới 24h 30/08/2018 17:42
aa
TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) mang lại cơ hội phát triển to lớn song cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho từng nước trong khối ASEAN, trong đó có thách thức về nguồn nhân lực.

Thách thức với ASEAN trong thời đại 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội phát triển bao trùm cho toàn ASEAN (Ảnh minh họa)

“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội. Với nhiều công nghệ đột phá mang tính sáng tạo, CMCN 4.0 đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị cũ và mô hình kinh doanh cũ. Những quốc gia đang phát triển trong khối ASEAN nếu tạo dựng được môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới đến từ đổi mới sáng tạo thì hoàn toàn có cơ hội phát triển nhanh, bền vững và bao trùm hơn trong CMCN 4.0”. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội thảo “ASEAN 4.0: Phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra sáng ngày 21/8.

Cơ hội và thách thức

Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, ASEAN là nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới với 630 triệu người dân, trong đó 260 triệu người thường xuyên truy cập internet và dự báo sẽ tăng lên 480 triệu vào năm 2020. Theo dự báo của Google và Quỹ Temasek, nền kinh tế internet của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 200 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 6% tổng GDP của khu vực. Đây là nền tảng thuận lợi và là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư phát triển các mô hình kinh doanh mới ở khu vực Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thế giới số, siêu kết nối thông minh tạo ra cơ hội cho mọi người dân đều có thể khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tiếp cận các nguồn lực, thông tin mới, tri thức và thị trường mới. Đây chính là cơ hội cho phát triển bao trùm. Môi trường siêu kết nối cũng tạo nên cách mạng về giao dịch, thanh toán, logistic, đồng thời mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Để thích ứng và phát triển thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới, Chính phủ các nước ASEAN và doanh nghiệp cần phát huy năng lực tự cường, tìm các hướng đi và giải pháp mới. Vì thế, Singapore đã đưa ra sáng kiến quốc gia thông minh; Indonesia có chính sách phát triển các vườn ươm công nghệ; Thái Lan có “Tầm nhìn Thái Lan 4.0”…

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra những cơ hội phát triển đầy hứa hẹn, song cũng đặt ra nhiều thách thức. Tự động hóa sâu rộng, thay đổi mô hình kinh doanh đã gây xáo trộn, chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN.

Yêu cầu cấp thiết về nhân lực

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 56% lực lượng lao động của 5 nước ASEAN là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đứng trước rủi ro cao, do bị thay thế bởi công nghệ mới trong khoảng 2 thập niên tới.

Hiện nay, nhiều ngành nghề không còn tồn tại. Các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tin rằng, tốc độ biến mất này sẽ ngày càng tăng tốc. Trong khi đó, một kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 65% trẻ em đang học tiểu học, trong tương lai sẽ làm những công việc mà hiện nay chưa xuất hiện. Đây đang là xu hướng trên thế giới và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ.

Câu hỏi đặt ra là, lực lượng lao động của các nước ASEAN đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa? Bà Shirley Santoso, chuyên gia cấp cao của Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney thẳng thắn chỉ ra rằng, các quốc gia ASEAN cho đến nay vẫn chưa bắt kịp cuộc cách mạng này. Đây thực sự là một vấn đề trong khi Trung Quốc, một công xưởng của thế giới, đã có kế hoạch rõ ràng.

Các quốc gia Đông Nam Á cần phải có kế hoạch rõ ràng để đào tạo các kỹ năng mới cho lực lượng lao động
Các quốc gia Đông Nam Á cần phải có kế hoạch rõ ràng để đào tạo các kỹ năng mới cho lực lượng lao động

Cho đến nay, lao động tay nghề thấp, giá rẻ vẫn là lợi thế cạnh tranh của nhiều nền kinh tế ở châu Á. Trong tương lai, khi các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, các luồng dữ liệu xuyên biên giới được sử dụng trong hệ thống sản xuất toàn cầu, lực lượng lao động đứng trước yêu cầu phải tự nâng cao năng lực để nắm bắt những công nghệ này.

Các chuyên gia dự báo, khoảng 10 năm nữa, những lĩnh vực như giao thông vận tải, hậu cần, bán hàng, quản lý, kinh doanh và tài chính dự kiến sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Để tận dụng những cơ hội này, các quốc gia Đông Nam Á cần phải có kế hoạch rõ ràng để đào tạo các kỹ năng mới cho lực lượng lao động.

Trước những thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ các nước nên khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân bằng cách hỗ trợ các ngành công nghiệp kỹ thuật số trong nước. Bên cạnh đó, với cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động liên tục thay đổi, các nước trong khu vực cần phải khẩn trương cải cách hệ thống giáo dục, từ giáo dục phổ thông cho đến đào tạo nghề và giáo dục đại học.

Thành công của Hàn Quốc là một trong những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia ASEAN, theo các chuyên gia của WEF. Từ những năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một loạt các kế hoạch 5 năm. Các kế hoạch này chú trọng vào việc cải thiện nguồn nhân lực, bên cạnh những mục tiêu như tăng năng suất, phát triển cơ sở hạ tầng hay ưu tiên cho các ngành công nghiệp trọng điểm. Đến năm 2014, nền kinh tế Hàn Quốc đã có những thay đổi rõ rệt, đóng góp vào kinh tế của khu vực dịch vụ 63%.

Qua đó, Hàn Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Xếp hạng GDP trên toàn cầu của Hàn Quốc từ vị trí 38 tăng lên vị trí 11. Trong khi đó, học sinh được đi học đạt 99,6%, tỷ lệ học đại học tăng từ 9% lên 80%. Thành công của Hàn Quốc cho thấy, khi Chính phủ có tầm nhìn, có sự hỗ trợ và quan hệ đối tác chặt chẽ với khu vực tư nhân thì lực lượng lao động sẽ tự chuyển đổi để nâng cao chất lượng, mở ra tiềm năng kinh tế to lớn.

Từ ngày 11 - 13/9, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới ASEAN (WEF ASEAN) 2018 tại Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện đối ngoại lớn nhất của Việt Nam năm nay. Hơn 1.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, chính khách trong nước và quốc tế đã đăng ký tham dự.

Với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4", hội nghị sẽ là nơi thúc đẩy đối thoại và chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng và định hướng chính sách liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại ASEAN và trên thế giới. Chương trình nghị sự của Hội nghị WEF ASEAN 2018 cũng được xây dựng gắn với chủ đề năm nay của ASEAN là "ASEAN tự cường và sáng tạo".

Bài liên quan

Việt Nam sẽ đón số lượng kỷ lục lãnh đạo quốc gia dự WEF-ASEAN 2018

Thường trực Chính phủ họp về công tác tổ chức hội nghị WEF ASEAN

Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm Thế giới 24h

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA Thế giới 24h

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Ngày 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường UAE Amna bint Abdullah Al Dahak nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chiều 15/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt Thế giới 24h

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Nhà nghiên cứu Lưu Anh, Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định lãnh đạo hai nước cùng nhau vạch ra kế hoạch mới.
Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm Quốc tế

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng toàn văn bài viết quan trọng với tựa đề: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt - Trung.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc Thế giới 24h

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc".
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Thế giới 24h

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TTTĐ - Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 - 15/4.
Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Thế giới 24h

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam mở ra "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng Thế giới 24h

Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng

TTTĐ - Đó là chủ đề chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 18/4 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Ninh Bình.
Hoa Kỳ tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày Thế giới 24h

Hoa Kỳ tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa Hoa Kỳ; riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Xem thêm