Tag

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu

Kinh tế 10/04/2019 22:58
aa
TTTĐ - Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019; quan tâm giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội, đặc biệt là văn hóa ứng xử, đạo đức; tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh...

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu

Bài liên quan

Không vì phát triển kinh tế mà xem nhẹ lợi ích quốc phòng

Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước

Quán triệt phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá hiệu quả”

Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công thương

6 giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng thực chất, hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả những giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2019, tập trung vào: (1) Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; (2) Tăng cường tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm nhập siêu; (3) Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo dõi sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các dự án lớn để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc; (4) Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, logistics, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng; (5) Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công; (6) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là một số văn bản quy định pháp luật đang gây vướng mắc, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, góp phần hạn chế tín dụng đen; đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém. Hoàn thiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN), cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch, lộ trình đề ra; đánh giá cụ thể các chính sách thuế, xem xét khả năng mở rộng cơ sở thuế phù hợp với yêu cầu thực tế; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách thuế, tạo đồng thuận; tích cực triển khai hóa đơn điện tử; quản lý, chống thất thu thuế, nhất là trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương cập nhật kịch bản tăng trưởng quý II, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2019 để các bộ, ngành, địa phương có giải pháp điều hành phù hợp; khẩn trương hoàn thiện Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030...

Các bộ, cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án, công trình trọng điểm, có quy mô lớn, tạo sức lan tỏa để đóng góp cho tăng trưởng. Các bộ, cơ quan lập danh mục dự án đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý, phân công lãnh đạo bộ, cơ quan phụ trách đôn đốc triển khai dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực quản lý.

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện cơ cấu tổ chức, triển khai tích cực các chức năng, nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, xử lý các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; tập trung cơ cấu lại toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh

Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh cơ cấu lại nội ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và ứng dụng công nghệ cao; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngăn chặn, không để phát sinh trên diện rộng; đồng thời có giải pháp khôi phục chăn nuôi, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực phẩm phục vụ đời sống người dân.

Bộ Y tế tập trung chỉ đạo tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh theo chu kỳ; tăng cường chỉ đạo chấn chỉnh kinh doanh phân phối thuốc, kết nối các nhà thuốc, gắn với bán thuốc theo đơn bác sĩ; tập trung chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản, nhất là ở các thị trường lớn; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò động lực tăng trưởng; tiếp tục có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án thua lỗ, yếu kém đi vào hoạt động; tuyên truyền, phổ biến cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cơ hội, thách thức của Hiệp định CPTPP.

Bộ Giao thông vận tải rà soát lại công việc, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai, thi công các dự án, công trình hạ tầng giao thông quan trọng để sớm đưa vào sử dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc thu phí không dừng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch và định hướng công nghệ xử lý rác thải, lựa chọn nhân rộng mô hình hiệu quả; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh vận động nhân dân tham gia các phong trào, chương trình giảm thiểu rác thải, nhất là rác thải nhựa.

Giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội

Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đào tạo cấp chứng chỉ nghề cho lao động; phân luồng liên thông dạy văn hóa cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đẩy nhanh quy mô đào tạo và số lao động có chứng chỉ; chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, có giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; khẩn trương hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em cấp cơ sở.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình Quốc hội đã thông qua; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, không để tái diễn tiêu cực; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, văn hóa, kỹ năng cho học sinh; ban hành quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học; tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Các địa phương theo phân cấp quản lý chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường tại địa phương; chủ động kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra phạm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; thực hiện đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, bảo đảm mục tiêu tăng lượng khách du lịch đã đề ra; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để phát huy giá trị đạo đức, văn hóa trong xã hội, trong đó chú ý về nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, ứng xử nơi công cộng, khi ra nước ngoài; khẩn trương đề xuất cơ chế phát triển đồng bộ nền bóng đá Việt Nam, trong đó lưu ý cơ chế để các câu lạc bộ chuyên nghiệp được tạo điều kiện có sân vận động, tiệm cận mô hình ở các nước có nền bóng đá phát triển.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng chính quyền điện tử; giải quyết dứt điểm tình trạng các doanh nghiệp viễn thông cố tình gây khó khăn trong việc thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng phương án cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm dịch vụ thanh toán điện tử không qua tài khoản ngân hàng.

Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance Thị trường - Tài chính

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered vừa được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong khuôn khổ Lễ trao Giải Tài trợ Thương mại và Tài trợ Chuỗi Cung ứng 2025 của tạp chí Global Finance. Giải thưởng là minh chứng cho cam kết của Ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính thương mại và tạo ra giá trị thông qua các giải pháp tài chính thương mại sáng tạo trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
Xem thêm