Tag
Hà Nội

Tập trung "giải bài toán" đầu tư, cải tạo chợ phục vụ dân sinh

Đô thị 17/04/2023 15:09
aa
TTTĐ - Trên địa bàn Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó, một số chợ đang trong tình trạng xuống cấp, buôn bán lay lắt. Nhằm khắc phục tình trạng trên, những năm gần đây, thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch phát triển và quản lý các chợ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chuyển biến rõ nét. Năm 2023, một lần nữa câu chuyện cải tạo chợ lại được đưa ra bàn thảo với kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn.
Hà Nội họp bàn về quản lý vỉa hè và đầu tư chợ, công viên Nét văn hóa chợ truyền thống Hà Nội Chợ dân sinh mở lại từ ngày mùng 2 Tết, giá rau xanh tăng mạnh

Chung cảnh xuống cấp, đìu hiu

Được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1987 với diện tích trên 8.000 m2, chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) từng là điểm mua bán nhộn nhịp trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khu chợ này đã trở nên xuống cấp trầm trọng và rơi vào cảnh ế ẩm. Bên trong khu chợ khá vắng vẻ, nhiều quầy hàng bị bỏ không lâu ngày. Nhiều mảng tường tróc lở, ẩm thấp, mái che hư hỏng, dột nát, hệ thống đường điện đã xuống cấp với những nguy cơ mất an toàn luôn tiềm ẩn.

Tại chợ Cầu Giấy cũng diễn ra tình trạng đìu hiu, thưa vắng khách ở các gian hàng. Ở thời điểm còn sầm uất, nơi đây có hơn 200 hộ buôn bán khắp hai tầng nhưng hiện tại toàn bộ tầng 2 đã bị bỏ không, chỉ còn 44 hộ tập trung ở tầng 1.

Nằm ở vị trí đắc địa ngay tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, song chợ Hàng Da cũng đìu hiu sau khi chuyển đổi từ chợ truyền thống sang kiểu trung tâm thương mại.

Ở tầng một ngay sảnh vào chợ từng là một dãy ki ốt bán rượu, bia, bánh kẹo nhưng nay chỉ còn vài gian hàng còn hoạt động. Vài ki ốt bị Ban quản lý chợ dán niêm phong do quá thời hạn thanh toán mặt bằng.

Tập trung
Tầng 2 chợ Cầu Giấy bỏ không, xuống cấp

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 453 chợ. Ngoài một số chợ có hệ thống điện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết cấu công trình... bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường thì hiện tại một số địa bàn của các quận, huyện vẫn chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Việc thiếu chợ hoặc chợ không thuận tiện cũng góp phần phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông...

Điển hình như tại Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), người dân buôn bán ngoài đường, trong khi dự án xây dựng chợ dân sinh Tây Mỗ được phê duyệt từ năm 2014 với diện tích 3.600m2, kinh phí đầu tư dự án khoảng 22,5 tỷ đồng, vẫn đang dở dang, mới chỉ có hệ thống nhà quản lý, bảo vệ, tường rào và 1 cầu chợ được xây dựng.

Một ví dụ khác là năm 2009, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 98/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở nhưng đã bị thu hồi vì chậm triển khai và còn nhiều vướng mắc.

Gỡ vướng trong đầu tư, cải tạo

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, TP Hà Nội sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ. Tuy nhiên, đến nay, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Hiện, mới có 6 chợ đã triển khai thi công; 4 chợ hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư; Các chợ còn lại vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư.

Theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, nguyên nhân của tình trạng này là do việc triển khai quy hoạch chợ còn chậm. Chuyển đổi mô hình chợ cũng gặp nhiều khó khăn, muốn chuyển sang hình thức xã hội hóa nhưng không thể giao cho doanh nghiệp vì phần đất vẫn là đất công, khiến doanh nghiệp không mặn mà tham gia đầu tư.

Ngoài ra, cơ chế đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng còn không ít vướng mắc, việc quản lý phức tạp nên các chợ gặp khó khăn trong cải tạo, nâng cấp.

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, hiện Sở đang đề xuất thành phố chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận quỹ đất sạch nhằm giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; Ưu tiên bố trí quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành để xây dựng chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu Nhân dân.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, theo quy định thành phố chỉ đầu tư chợ đầu mối, việc đầu tư các chợ còn lại được phân cấp cho các địa phương. Tiến độ xây dựng chợ theo quy hoạch còn chậm và hình thức đầu tư chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước. Trong đó, các chợ dân sinh tại các quận, huyện, thị xã có quy mô nhỏ, cho nên rất khó thu hút vốn xã hội hóa.

Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các quận, huyện, thị xã. Những địa phương nào gặp khó khăn về ngân sách đầu tư cần sớm báo cáo thành phố để có phương án tháo gỡ.

Tập trung
Chợ Long Biên sau khi được cải tạo bảo đảm không gian kinh doanh cho các tiểu thương

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh chợ ở Hà Nội không khó, do lợi ích của việc này rất rõ ràng, quan trọng là cơ chế. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch các dự án phát triển chợ như vị trí, diện tích, công năng, quy hoạch, cơ chế đầu tư, các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan... góp phần tạo sự đồng thuận xã hội ở mức cao nhất.

Từ mô hình cải tạo chợ Long Biên (quận Ba Đình), đại diện Ban Quản lý chợ Long Biên cho rằng, chợ dân sinh chỉ cần đầu tư ở mức vừa phải, bảo đảm tiện lợi, có mức phí phù hợp để các tiểu thương tiếp tục kinh doanh.

Tại hội nghị giao ban quý I/2023 giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo gắn với tăng cường đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, các cấp, ngành phải đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, nhất là quản lý về an toàn cháy nổ, trật tự, an ninh, văn minh đô thị.

Thành phố phải đặc biệt quan tâm đầu tư, quản lý, phát huy hiệu quả các chợ đầu mối nông sản; Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư chợ, cảng cạn; Tăng cường quản lý hệ thống chợ trên toàn địa bàn bảo đảm phục vụ kinh tế, dân sinh; Sớm hoàn thiện giá tính dịch vụ thuê địa điểm bán hàng để thu hút đầu tư; Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm.

Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm